5. Bố cục luận án
2.1.1. Các nguồn vi sinh vật và vật liệu
- Ba mẫu mốc tương Bần, Yên Nhân, Hưng Yên; 3 mẫu mốc tương Cựu Đà, Thanh Oai, Hà Nội; 3 mẫu đỗ đen mốc ở Bần Yên Nhân, Hưng Yên; 3 mẫu đỗ đen mốc ở Cựu Đà, Thanh Oai, Hà Nội; 3 mẫu đỗ xanh mốc ở Cựu Đà, Thanh Oai, Hà Nội; 2 mẫu đỗ tương mốc ở Chợ Đồng Xuân – Hà Nội và 2 mẫu gạo mốc ở Chợ Đồng Xuân – Hà Nội.
- Đỗ đen xanh lòng, đỗ đen trắng lòng, đỗ tương (VN93 - 4), đỗ xanh (ĐX 11), gạo nếp cái hoa vàng (nếp cái hoa vàng Kinh Môn), cám gạo, trấu.
- Đỗ đen xanh lòng dùng trong nghiên cứu đã được xác định thành phần hóa học và tính chất vật lý: Có khối lượng 1000 hạt là 118,85 g, dung trọng 807,3 ± 0,8 g/l, độ ẩm 12,73 ± 0.26 %, Gluxit 52,16 ± 0,21%, tro tổng số 3,35%, protein 23,55 ± 0.2 % và thành phần axit amin g/100 g là: 3,85 g Threonin, 5,23 g Valine, 1,52 g Methionine, 1,46 g Isoleucine, 1,14 g Leucine; 1.25 g Phenylalanine, 0.40 g Tryptophan và 1,24 g Lysine.
- Cám gạo dùng trong nghiên cứu: Cám gạo từ lúa gạo sau khi xay xát được diệt enzyme lipase bằng phương pháp sấy cám ở nhiệt độ 100-1050C / 10 phút, thành phần: độ ẩm 7,2%, Protein (13,2 % ), Lipit (17,5 %), Sợi thô (9,3 %), carbohydrate (37,6%), Tro thô (7,2%), Canxi (0,74 mg/g), Magie (8,2 mg/g), Photpho (15,4 mg/g), Phytin phot pho (9,7 mg/g), Silica (8,7 mg/g), Kẽm (41 mg/g), Vitamin B1 (17,5 mg/g) và Vitamin B2 (3,8 mg/g)
- Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, có trọng lượng 20 ± 2 g, cả đực cả cái, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp. Động vật được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm với đầy đủ thức ăn và nước uống tại nơi thí nghiệm từ trước khi nghiên cứu 5 ngày và trong suốt thời gian nghiên cứu.