Ảnh hưởng của thành phần tỷ lệ cám gạo bổ sung vào môi trường lên men đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 95)

5. Bố cục luận án

3.3.2. Ảnh hưởng của thành phần tỷ lệ cám gạo bổ sung vào môi trường lên men đến

đến khả năng hình thành AGIs bằng A.oryzae T6

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nguồn cơ chất môi trường đến khả năng hình thành AGIs bằng A.oryzae T6 (Hình 3.10) đã cho thấy đỗ đen xanh lòng là nguồn cơ chất rất thích hợp cho quá trình lên men hình thành AGIs và cám gạo là nguồn cơ chất rất thích hợp cho quá trình phát triển của chủng nấm mốc A.oryzae T6.

Sự tăng trưởng, phát triển và hình thành AGIs của nấm mốc cần sự hiện diện của các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Đây có thể chính là nguyên nhân dẫn đến phát triển nhanh chóng cũng như khả năng hình thành AGIs trên các nguồn cơ chất khác nhau thường là khác nhau do cơ chất cảm ứng cho quá trình sinh trưởng của chủng và hình thành AGIs. Do đó ở nghiên cứu này tiến hành khảo sát lên men bề mặt giá thể rắn đỗ đen xanh lòng với công thức phối chế thành phần cám gạo bổ sung vào môi trường đỗ đen xanh lòng là: 0 (đối chứng); 5; 10; 15; 20 và 25% trọng lượng, kết quả cho thấy tuy bổ sung cùng hàm lượng muối khoáng (K2HPO4 0,4 g/kg; KCL 0,4 g/kg và MgSO4 0,08 g/kg), độ ẩm và duy trì cùng điều kiện nhiệt độ (30 ± 20C), thời gian, độ thoáng khí cho quá trình lên men

A.oryzae T6. Khi xác định được hoạt tính kìm hãm α-glucosidase ở sản phẩm sau lên men tương ứng với từng thí nghiệm, từ đó xác định được tỷ lệ cám gạo bổ sung trong môi trường lên men phù hợp cho hoạt tính kìm hãm α-glucosidase cao được chọn làm thông số cho lên men hình thành AGIs bằng A.oryzae T6.

Khi kết hợp hai loại cơ chất đỗ đen xanh lòng và cám gạo, kết quả (Hình 3.11) cho thấy, trên môi trường đỗ đen xanh lòng có cám gạo ở các tỷ lệ khác nhau cho khả năng hình thành AGIs là khác nhau, cho thấy hoạt tính kìm hãm α-glucosidase tăng ở các tỷ lệ 5, 10, 15 và 20% cám gạo, cao hơn so với mẫu đối chứng khi lên men bề mặt A.oryzae

T6 (57,33 ± 0,46 %), so với đối chứng hoạt tính kìm hãm α-glucosidase tăng ở mẫu 5% cám gạo (61,30 ± 1,05 %) cao hơn khoảng 1,07 lần, tăng ở mẫu 10% cám gạo (68,40 ± 1,24 % ) cao hơn khoảng 1,19 lần, hoạt tính kìm hãm α-glucosidase ở mẫu 15% cám gạo (63,53 ± 0,83 %) cao hơn khoảng 1,11 lần, hoạt tính kìm hãm α-glucosidase ở mẫu 20% cám gạo (58,27 ± 0,74 %) cao hơn khoảng 1,02 lần so với đối chứng và hoạt tính kìm hãm α-glucosidase ở mẫu 25% cám gạo (53,37 ± 1,28 %) thấp hơn khoảng 0,93 lần so với đối chứng.

Hình 3.11 Ảnh hưởng của thành phần tỷ lệ cám gạo bổ sung vào môi trường lên men bằng A.oryzae T6 đến hoạt tính kìm hãm α-glucosidase

Vậy việc kết hợp tỷ lệ cám gạo bổ sung vào môi trường rắn đỗ đen xanh lòng có tầm quan trọng của thành phần cơ chất đến hình thành AGIs bằng A.oryzae T6 trong quá trình lên men, ở tỷ lệ phối trộn môi trường đỗ đen xanh lòng có 10% cám gạo thì khả năng hình thành hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt cao hơn cả.

Vì vậy, cám gạo là cơ chất tốt trong thành phần môi trường lên men hình thành AGIs. Môi trường đỗ đen xanh lòng có 10% cám gạo được chọn làm môi trường lên men cho A.oryzae T6 hình thành AGIs với hoạt tính kìm hãm α-glucosidase đạt 68,40 ± 1,24 % sau 48 giờ lên men ở nhiệt độ 30 ± 20C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)