Ảnh hưởng của thành phần cơ chất môi trường rắn đến sinh trưởng của A.oryzae

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 84)

5. Bố cục luận án

3.2.1. Ảnh hưởng của thành phần cơ chất môi trường rắn đến sinh trưởng của A.oryzae

A.oryzae T6

Sau quá trình tuyển chọn để có lượng giống dùng cho sản xuất được tiến hành nhân giống nấm mốc tuyển chọn được. Trong quá trình nhân giống cần lựa chọn môi trường, vì thành phần môi trường dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trinh sinh trưởng của vi sinh vật. Thành phần môi trường phải đáp ứng đầy đủ các dinh dưỡng và sự phát triển hiếu khí của chủng nấm mốc A.oryzae.

Nghiên cứu tiến hành nhân giống nấm mốc A.oryzae T6 tuyển chọn được trên các môi trường khác nhau để kiểm tra khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng (mục 2.3.1). Nhằm tìm ra được cơ chất môi trường phù hợp cho nhân giống A.oryzae T6 đạt hiệu quả cao từ các cơ chất nguyên liệu phổ biến là bột ngô, bột đỗ tương, cám gạo và gạo. Thành phần cơ chất phù hợp cho quá trình nhân giống nhân giống A.oryzae T6 cho phát triển mật độ tế bào cao được chọn làm thông số cho nhân giống A.oryzae T6.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến khả năng nhân giống được trình bày (Hình 3.3) cho thấy A.oryzae T6có thể phát triển trên tất cả các môi trường khảo sát, tuy nhiên do thành phần dinh dưỡng của môi trường khác nhau nên mật độ tế bào của

A.oryzae T6 thay đổi từ 31 × 106 đến 68 × 106 CFU/g, đáng chú ý là trên môi trường M5 (thành phần (g/g) gồm cám gạo : gạo : trấu = 2 : 2 : 1; độ ẩm 50%) mật độ tế bào đạt cao nhất 68 × 106 CFU/g.

Hình 3.3 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất môi trường rắn đến mật độ tế bào của A.oryzae T6 Ghi chú: - M1 có tỷ lệ: Bột ngô : trấu là 4 : 1 - M2 có tỷ lệ: Đỗ tương : trấu là 4 : 1 - M3 có tỷ lệ: Cám gạo : trấu là 4 : 1 - M4 có tỷ lệ: Gạo : trấu là 4 : 1

- M5 có tỷ lệ: Cám gạo : gạo : trấu là 2 : 2 : 1 Các môi trường này đều có độ ẩm 50% và pH 5,5.

Vì vậy, lựa chọn môi trường M5 làm môi trường nhân giống A.oryzae T6. Kết quả cũng tương đồng với một số nghiên cứu chỉ ra gạo và cám gạo là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại nấm mốc như A.oryzae, A.awamorrii, A.Kawachi… [18, 47, 94]

Kết quả tổng hợp ở Hình 3.3 cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của thành phần cơ chất đến quá trình sinh trưởng của A.oryzae T6. Ở tỷ lệ phối trộn giữa cám gạo và gạo là 2 : 2 , mật độ tế bào của A.oryzae T6 trong cám gạo và gạo là nguồn cơ chất thích hợp nhất cho A.oryzae T6 phát triển. Bên cạnh các thành phần dưỡng chất như khoáng, nguồn nitrogen... của cơ chất thì độ thoáng khí cũng có tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng, phát triển của nấm mốc [6, 8]. Trong môi trường nhân giống có thành phần

trấu để tăng độ xốp của môi trường đảm bảo lượng oxy cần thiết cho nấm mốc sinh trưởng, thành phần này cần được khảo sát với từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận hoạt chất kìm hãm αglucosidaza từ Aspergillus oryzae và hướng ứng dụng (Trang 84)