5. Bố cục luận án
3.2.6. Ảnh hưởng của độ dày khối môi trường nhân giống đến sinh trưởng của A.oryzae
A.oryzae T6
A.oryzae là hô hấp hiếu khí vì vậy việc cung cấp oxy đầy đủ trong quá trình sinh trưởng và phát triển là yêu cầu quan trọng và cần thiết. Lượng oxy cung cấp tỷ lệ với độ dày của khối môi trường nhân giống. Nếu nuôi A.oryzae với độ dày khối môi trường quá lớn thí khối ủ sẽ thiếu sự tiếp xúc với không khí, làm mốc phát triển cục bộ ở bề mặt ngoài của khối ủ, do đó lượng bào tử mốc tạo thành sẽ giảm.
Hình 3.8 Ảnh hưởng của độ dày khối môi trường nhân giống đến mật độ tế bào củaA.oryzae T6 (a,b,c,d,e,f thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa giữa các công thức ở mức ý nghĩa α = 0,05)
Thực nghiệm tiến hành khảo sát ảnh hưởng của độ dày khối môi trường đến khả năng sinh trưởng của A.oryzae T6 theo phương pháp đã trình bày (mục 2.2.3.5 ), các môi trường M5 nuôi ở các độ dày khối môi trường khác nhau: 2,0; 3,0; 4,0; 5,0; 6,0; 7,0; 8,0 và 9,0 cm. Sau 120 giờ nuôi ở nhiệt độ 30 ± 20C, xác định mật độ tế bào A.oryzae T6 (mục 2.2.1), xác định được tỷ lệ độ dày khối môi trường phù hợp cho nhân giống A.oryzae T6 cho phát triển mật độ tế bào cao được chọn làm thông số cho nhân giống A.oryzae T6.
Hình 3.8 cho thấy, kết quả độ dày khối môi trường khác nhau cho khả năng sinh trưởng của nấm mốc khác nhau, mật độ tế bào phất triển dao động từ 44 x 107 đến 67 ×107 CFU/g, ở độ dày khối môi trường 6 cm cho sinh trưởng của A.oryzae T6có mật độ tế bào đạt lớn nhất là 67 × 107 CFU/g. Mẫu có độ dày khối môi trường mỏng ( 2, 3 và 4 cm), khối môi trường dần bị khô và sợi mốc phát triển yếu hơn, do lớp cơ chất nuôi quá mỏng dẫn tới thiếu ẩm, với các mẫu có độ dày khối môi trường 7 cm, 8 cm và 9 cm, hệ sợi phát triển yếu dần và số lượng bào tử ít hơn so với mẫu 6 cm và chủ yếu chỉ mọc trên bề mặt khối môi trường.
Do vậy ở nghiên cứu này, lựa chọn độ dày khối môi trường của khối ủ để tạo bào tử thích hợp nhất là 6 cm... Vì vậy, bên cạnh nguồn dinh dưỡng như nguồn carbon, khoáng
chất, độ ẩm, pH... độ dày khối môi trường tạo được độ thoáng khí là một trong các điều kiện thiết yếu cho quá trình sinh trưởng của vi sinh vật, đặc biệt là nấm mốc.
Tóm lại độ dày khối môi trường rắn ảnh hưởng tới khả năng phát sinh sinh trưởng của A.oryzae T6, độ dày khối môi trường 6 cm cho mật độ tế bào cao nhất trong nhân giống A.oryzae T6 đạt 67x107 CFU/g sau 120 giờ nuôi ở nhiệt độ 30 ± 20C.