6. Đóng góp của luận văn
3.2.3.2. Những con người chịu nhiều thua thiệt, ở hiền không gặp lành
Nguyễn Ngọc Tư từng nói ở đâu đó rằng chị không tin người tốt sẽ được đền đáp, vì nếu như thế mọi người rủ nhau sống tốt hết rồi, ai thèm xấu xa mà chi, cũng như nhiều người xấu vẫn nhởn nhơ ra đó, nhưng chị vẫn tin là có báo ứng, theo cách này hay cách khác. Nghe có vẻ bi quan và cay đắng nhưng nó là một phần sự thật của cuộc sống này. Suy nghĩ đó chi phối đến cả cách chọn lựa và xây dựng nhân vật của chị: trong truyện của chị có nhiều người tốt, tử tế nhưng lại chịu nhiều thua thiệt, ở hiền không gặp lành. Là Tư Nhỏ (Đau gì như thể…), Năm Nhỏ (Cải ơi!) - những người cha hết lòng yêu thương dù là con riêng của vợ, bỗng dưng mắc tiếng oan: người thì giết con riêng của vợ, người thì làm cho con riêng của vợ có bầu. Tiếng oan dầu có được giải thì nỗi đau họ phải gánh chịu cũng đã quá đủ. Là Tôi (Một
mối tình), Thu Lý (Chiều vắng), May (Nửa mùa), Hảo (Hiu hiu gió bấc), Út Nhỏ
(Nhà cổ), Chín Vũ (Cuối mùa nhan sắc)… yêu và hi sinh đến hết lòng, quên cả tuổi xuân nhưng người kia mãi chẳng hiểu cho, cứ đi thương nhớ người đã phụ bạc, bỏ rơi mình. Họ đâu đáng phải chịu như thế vì họ đều là những người tốt, chung tình, vị tha…
Nguyễn Ngọc Tư không bi quan mà nhìn vào sự thật rằng trên đời vẫn còn nhiều người phải chịu thua thiệt, mất mát. Nhưng các nhân vật của chị không vì thế mà sống bớt tử tế, cao thượng đi. Có thể nói, cái cao thượng, đẹp đẽ đến với họ tự nhiên như thể mùa gió chướng đến hẹn thì phải về, như thể làm người thì nhất định phải như thế.