Truyện thể hiện chiều sâu cảm xúc, tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 43)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2.2. Truyện thể hiện chiều sâu cảm xúc, tâm lý nhân vật

Kiểu truyện ngắn thể hiện chiều sâu cảm xúc, tâm lý, đi theo dòng ý thức nhân vật không mới trong văn học xưa nay. Có thể gặp kiểu truyện này trong các sáng tác của Nam Cao, Thạch Lam trước đây. Hiện nay, kiểu truyện này rất phổ biến; bởi khi đề tài mới trở nên khó kiếm thì tâm hồn con người vẫn còn nhiều tầng vỉa được phong kín, rất cần các nhà văn khai thác và đưa vào tác phẩm.

Những truyện có xu hướng tập trung khai thác những tình huống đời thường, đi vào chiều sâu tâm hồn con người của Nguyễn Ngọc Tư là những truyện thật sự gây ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Nhà văn đã chớp lấy một khoảnh khắc nào đó của đời sống rồi tập trung miêu tả tâm trạng, cảm xúc của con người trước sự việc, biến cố đó. Nhà văn trở thành người thư kí của tâm hồn con người, ghi lại từng rung động chợt đến, những biến thiên vi diệu của cảm xúc, suy nghĩ khiến người đọc đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Điều ấy chứng tỏ tài năng và sự nhạy cảm của nhà văn khi nắm bắt đời sống. Chị đã chạm tới những tầng vỉa sâu kín nhất của nội tâm con người để từ đó ta có thể suy nghĩ, chiêm nghiệm để tìm ra biết bao giá trị nhân sinh đáng quý. Có thể kể đến một số truyện ngắn tiêu biểu như: Ấu thơ tươi

đẹp, Gió lẻ, Khói trời lộng lẫy, Của ngày đã mất…

Ấu thơ tươi đẹp là một truyện ngắn đầy ắp tâm trạng, suy tư. Truyện có hành động, sự kiện nhưng những sự kiện và hành động đó hầu như đều thuộc về thì quá khứ, có tác dụng làm nền cho tâm trạng, làm nổi bật lên cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trong hiện tại. Truyện là lời kể của Nhiên về chính cuộc đời mình và về cuộc gặp gỡ tình cờ với cha con thằng Sói trên chuyến tàu cuối hạ khi em đi về với cha. Giọng kể rất nhẹ nhàng nhưng lại nặng những ngậm ngùi, suy tư của một đứa trẻ già trước tuổi. Truyện không có sự kiện gay cấn, đột biến bất ngờ mà chỉ là những

dòng xúc cảm đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa chuyện của Nhiên và thằng Sói nên rất khó tóm tắt.

Qua những lời kể, những dòng độc thoại nội tâm, ta thấy được tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của những đứa trẻ như Nhiên, như Sói - nạn nhân của thói ích kỉ, vô tâm của người lớn. Họ li hôn, rồi vội vã với những cuộc tình mới mà không hề để ý xem cảm nhận của những đứa con như thế nào. Những đứa trẻ có “đôi mắt buồn quá, tưởng như té vô đó thì không mong lội lên” [69, 62], những đứa trẻ “mắt vằn lên những tia giận dữ, gương mặt tối sầm” [69, 63] vì những hằn học với mọi người xung quanh, những đứa trẻ có tâm hồn thương tổn đã tự chọn cho mình sự giải thoát tiêu cực - “tan biến như chưa từng có trong đời” [69, 72] - vì cảm giác “đã vĩnh viễn làm mất ngày hôm qua, và không có cách gì giữ lại ngày mới này” [69, 69].

Ở truyện ngắn này, thời gian của các sự kiện bị xáo trộn, chuyện của Nhiên và Sói đan xen, đối sánh và bổ sung cho nhau góp phần thể hiện rõ chiều sâu tâm lý các nhân vật; qua đó chứng tỏ tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc thâm nhập vào những ngõ ngách sâu kín của nội tâm con người, sự nhạy cảm, hiểu biết và khả năng nhập vai nhiều kiểu loại nhân vật của chị.

Nếu Ấu thơ tươi đẹp cho ta thấy tâm hồn dễ tổn thương của những đứa trẻ thì

Của ngày đã mất lại mở ra cho thấy một góc khuất khác trong nội tâm của những

người ở tuổi đã xế bóng.

Của ngày đã mất là những dòng tâm trạng, suy nghĩ, những khát vọng, những kìm nén, tuyệt vọng, nuối tiếc sâu kín của “Tôi” - một giáo sư Viện Âm nhạc sáu mươi chín tuổi chuyên sưu tầm và khảo cứu dân ca - khi nghĩ về “Em” - cô học trò trẻ trung hai mươi hai tuổi đi cùng. Qua những dòng độc thoại nội tâm, những trăn trở day dứt của “Tôi”, ta thấy được sự bất lực của con người trong việc níu giữ thời gian, tuổi trẻ và tình yêu dù rằng con người luôn “không bao giờ muốn nhớ điều đó” [69, 100]. Vì thế nên Tôi cau mày, mỉa mai, ngẩn ngơ, bàng hoàng, rã rời, phấp phỏng, cáu kỉnh, càu nhàu, giận dỗi, nhăn trán, sưng sỉa, rầy rà, càu cạu, cằn nhằn, lạnh lùng, cau có, gầm gừ, hoang mang, dửng dưng, điềm nhiên, thờ ơ, tái nhợt, bình thản, an nhiên, thanh thản, trống trải…trước sự trẻ trung, ngây thơ, trong

trẻo, và mối tình hồn nhiên “Em” dành cho mình, cùng mối tình sôi nổi, không giấu diếm Sáng dành cho “Em”. Cuối cùng “Tôi” chọn cách lạnh lùng, hắt hủi vì muốn xua đuổi “Em” khỏi cuộc đời mình để “mai kia khi trút hơi thở cuối cùng, tôi chẳng phải nặng lo cho em, lúc đó đang ngồi cạnh tôi với khuôn mặt ướt” [69, 110].

Của ngày đã mất là dòng chảy tâm lý đầy suy tư của nhân vật Tôi trong truyện.

Các chi tiết đều nhẹ nhàng, không có những tình tiết giật gân, căng thẳng, kịch tính. Nó hấp dẫn người đọc bởi những góc khuất tâm hồn đầy bí ẩn của con người, bởi những triết lý nhẹ nhàng mà đơn giản: “Đời vốn không buồn, nhưng người ta cứ làm cho nó buồn” và “Chuyến xe cập bến vào một buổi chiều tàn lụi, nhưng chúng tôi mãi mãi không trở về được cái nơi mình ra đi… Sẽ còn gặp nhau, nhưng em không là em cũ” [69, 110] - cái gì đã ra đi là mãi mãi không thể tìm lại được chứ không riêng gì thời gian và tuổi trẻ.

Nguyễn Ngọc Tư có ba truyện dài: Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và Khói trời lộng

lẫy. Cả ba truyện dường như đều ít nhiều có sự hòa trộn giữa cốt truyện sự kiện và

cốt truyện tâm lý nhưng cốt truyện tâm lý có vẻ lấn lướt hơn. Nếu sắp xếp lại các sự kiện, ta sẽ có một cốt truyện truyền thống, nhưng dường như các sự kiện đó chỉ làm nền để nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc và các trạng thái tinh thần bởi chúng hầu như chỉ xảy ra trong kí ức của nhân vật chứ không phải trong hiện tại. Ở Cánh đồng

bất tận cốt truyện sự kiện ít nhiều đã bị phân rã và cốt truyện tâm lý đã có phần lấn

lướt. Truyện như một bức tranh ghép mảnh những mảng kí ức chắp nối, đứt đoạn, những phiến đoạn nỗi nhớ rời rạc của nhân vật (kí ức về người mẹ, về cuộc sống sau ngày mẹ bỏ đi, kí ức về các cuộc tình của cha, về đứa em trai, về cuộc sống sau ngày Điền và Sương bỏ đi…); rộng ra là sự lắp ghép những thân phận, mảnh đời của các nhân vật (cha, mẹ, chị em Nương, Sương, người phụ nữ ở Bàu Sen…). Ở đó nhân vật tan chảy thành dòng cảm xúc hỗn độn giữa quá khứ và hiện tại tâm cảnh và ngoại cảnh… khiến người đọc cũng mỏi mê theo dõi, thực sự hòa điệu vào các trạng thái tâm hồn của nhân vật, một sự tham gia bắt buộc mà tác giả cố tình đưa độc giả vào.

Đến Gió lẻ và Khói trời lộng lẫy thì kĩ thuật kể chuyện theo dòng ý thức nhân vật đã thật sự lấn lướt, khiến người đọc phải rất vất vả để chắp nối các sự kiện rời rạc lại với nhau để có thể hiểu và lí giải được vì sao nhân vật lại có những suy nghĩ, cảm xúc như thế. Kể lại những truyện này là việc hầu như không làm nổi vì tác giả không nhằm nhấn mạnh các sự kiện mà nhấn mạnh cái cách mà nhân vật cảm nhận, đối diện với thế giới xung quanh nó.

Gió lẻ là chuỗi kí ức, suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống của không phải chỉ một

mà đến ba nhân vật: Cô gái đi nhờ xe - Em; Tâm - người lái xe - ông Buồn - gã và Dự - anh Tìm Nội; với các mảng thời gian, không gian bị xé lẻ, đan cài vào nhau khiến người đọc rất khó theo dõi đường đời các nhân vật, vì luôn bị cuốn theo suy nghĩ, dòng ý thức nhân vật.

Số phận ba nhân vật này tình cờ gắn bó với nhau trên một chiếc xe tải Landu lang thang trên khắp các nẻo đường như vô định, mỗi người trong số họ lại mang những kí ức đau buồn riêng. Họ lặng lẽ gặm nhấm nỗi đau của mình, lặng lẽ quan sát và cảm nhận lẫn nhau với những thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng, cách nhìn về cuộc sống và con người.

Cô gái đi nhờ xe có một tuổi thơ đau buồn khi chứng kiến người mẹ tự tử vì những lời nói cay nghiệt của người cha. Cô chọn cách câm lặng, gần như từ chối khả năng nói tiếng người vì không muốn nói dối và nghe nói dối từ lúc nghe những lời nói dối trắng trợn của cha về cái chết của mẹ trước mặt mọi người. Rồi trong một hội chợ đông người cô đã lạc tay cha, lưu lạc đến rẫy bắp Mai Lâm làm việc. Ở đây cô đã bị ông Tám Nhơn Đạo làm nhục - lại một sự dối trá trằng trợn đóng vai tình yêu thương. Rồi cô được đoàn tụ với cha qua chương trình truyền hình “Giã từ lưu lạc”, nhưng từ đó cô mắc một chứng bệnh kì lạ: cứ nghe thấy những lời nói dối là nôn thốc nôn tháo. Cô đã bỏ đi khỏi căn nhà giả dối của người cha và lên chiếc xe định mệnh của gã và Dự, cùng họ lang thang qua nhiều cung đường. Những kí ức tuổi thơ đau xé, những lời nói dối đầy rẫy của người đời ngày ngày hành hạ, ám ảnh cô gái, khiến người đọc cũng như ngập chìm vào một nỗi đau xót kì lạ về thân phận con người.

Gã cũng là một con người bất hạnh với những kí ức tuổi thơ đầy mất mát. Tám tuổi, cả gia đình gã vượt biên, bỏ lại gã bơ vơ ở lại. Mười ba tuổi gã đi làm lơ xe. Sau này, khi gã đã mất cả gia đình, Quyên và đứa con mới tượng hình trong bụng, thì gã chỉ biết có những con đường và những cuộc tình một đêm chớp nhoáng, gã “khước từ mọi cơ hội trở lại như người bình thường, cạo râu cắt tóc, ăn mặc thẳng thớm chỉnh tề, sáng sớm thức dậy uống cà phê, ăn phở rồi chạy xe tới sở làm, yêu một người và lấy làm vợ” [69, 142].

Dự làm phụ xe cho gã, lang thang trên khắp các nẻo đường với hi vọng tìm được người bà của mình mà vì “trong lúc dằn dỗi mà bà nội bỏ đi” [69, 145] do những câu nói vô tình của hắn. Cho đến khi tìm thấy bà hắn chỉ còn là một nấm mồ cỏ ven đường thì hắn cảm thấy mình đã hết mục đích sống, không biết mình còn cần tìm kiếm điều gì nữa.

Ba người họ gặp nhau, đi chung trên một chiếc xe, không biết đi về đâu và để làm gì. Chỉ đến khi xuất hiện sự quan tâm, gã quan tâm đến cô gái khi chứng kiến bệnh dị ứng với những lời nói dối của cô, thì mối quan hệ giữa họ rạn nứt vì Dự hiểu lầm gã và cô gái qua đêm với nhau bởi Dự cũng thích cô. Nên khi đi lên đèo, Dự đã lái xe nhằm lưng gã đang dẫn đường phía trước lao tới, cô gái giằng lại nên chiếc xe lao xuống vực bỏ lại gã chơi vơi “trong cơn thèm muốn yêu thương người, trong nỗi mất mát tê dại” [69, 173].

Khi tình yêu với cuộc đời, với con người thức tỉnh trở lại với họ thì cũng là lúc họ phải chia tay với nó, họ vĩnh viễn vẫn là những cơn gió lẻ, những bóng ma cô đơn đi giữa cuộc đời đầy phản trắc và giả dối. Nhưng truyện dài này cũng mang đến cho ta những thông điệp đáng quý: hãy biết yêu cuộc sống này và hãy thực sự sống khi mình đang sống. Và đặc biệt, với cách kể theo dòng ý thức của các nhân vật khiến người đọc dường như thâm nhập sâu hơn vào thế giới tinh thần đầy bí ẩn của con người, khiến những tâm trạng, suy nghĩ tưởng như xa lạ lại trở nên gẫn gũi như chính ta được trải nghiệm thực sự.

Khói trời lộng lẫy cũng là một truyện dài được Nguyễn Ngọc Tư kể theo dòng ý

của một cô gái đã mang đứa em trai nhỏ của mình bỏ trốn cuộc sống phố thị đến sống tại một xóm nghèo trên chiếc Cồn hoang vắng của sóng nước miền Tây.

Trên xóm Cồn heo hút này, trong mắt mọi người, hai chị em bị lầm tưởng là hai mẹ con đang dắt díu, tha phương tìm đất sống. Giữa thiên nhiên hoang sơ, giữa những người có tâm sự u uẩn như: Ông Sáu già nung nấu nỗi căm hờn giết chết tình địch làm tan nát hạnh phúc gia đình mình, chị Thắm lỡ thì, anh chàng Thơ bị khùng... cậu bé trai tên Phiên lớn lên từng ngày trong sự cô đơn khi bị người chị, mà cậu gọi là mẹ, tước đoạt hồi ức về tuổi thơ…

Những tác phẩm không có cốt truyện hay cốt truyện được triển khai theo chiều

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)