Những người nông dân lao động nghèo

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 70)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.1.1. Những người nông dân lao động nghèo

Trong các sáng tác của Đoàn Giỏi, Sơn Nam trước đây, người nông dân thường hiện lên với dáng vẻ khỏe mạnh, chất phác, trọng tình nghĩa, họ như những người hùng khai phá một mảnh đất còn nhiều hoang sơ, bí ẩn; ta thấy mảnh đất Nam Bộ hiện lên thật giàu có các sản vật, các phong tục tập quán với lối sống phóng khoáng, vô tư.

Đến Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng người nông dân hiện lên với cái nhìn chân thực, gần gũi hơn: có cả lam lũ, đói nghèo lẫn thất học, sa ngã, nhưng phần nhiều trong số họ vẫn giữ được những tính cách đặc trưng của người nông dân Nam Bộ nói riêng và người nông dân Việt nam nói chung: mộc mạc, tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ. Khảo sát ở ba tập truyện đã nói ở trên, chúng tôi thấy hình tượng người nông dân chiếm một tỉ lệ khá lớn trong các sáng tác của chị: 21/32 (66%) tác phẩm. Họ làm đủ thứ nghề để kiếm sống: chèo đò (Lương - Bến đò xóm Miễu); chăn vịt

(ông Hai - Cái nhìn khắc khoải, cha con Út Vũ - Cánh đồng bất tận, Sáng - Một

dòng xuôi mải miết); gánh nước thuê (Tiên - Nửa mùa, Lành - Làm mẹ); làm

ruộng (ông Ba Già - Lỡ mùa); bán dưa (Đậm - Giao thừa); buôn bán trên sông (cha con ông Chín - Nhớ sông); bán vé số (ông già Sáu Đèo - Biển người mênh mông); bán kẹo kéo (Năm Nhỏ - Cải ơi!)… Họ xoay đủ cách để kiếm kế sinh nhai, nghề nào cũng thấy vất vả, cực nhọc:

- “Suốt ngày quần quật trên sông mà bộ mình khẳng khiu chỉ độc cái quần tà lỏn dính đầy nhựa trong của cái thời làm sai vặt ở các trại xuồng” [64, 99].

- “Cô thấy mình giống cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên sống, sống cỗi cằn. Những mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một mình chống chọi” [64, 69].

Nhắc đến họ, tài sản thường chỉ có “ngôi nhà lá cũ mèm”, “chiếc gường tre mối mọt ọp ẹp” [67, 53], có khi còn không có một “cục đất chọi chim”, sống lênh đênh trên ghe, thuyền hết ngày này sang tháng khác. Sinh hoạt đơn giản, ngày nào biết ngày đó: “chiều chiều mua một ngàn mỡ nước, năm trăm bột ngọt, năm trăm tỏi, năm trăm tiêu” [67, 28]… Nghèo gắn chặt với cuộc sống của người nông dân, nhắc đến họ là nhắc đến cái nghèo:

- “Anh đã chèo hết thảy chín xác đò. Bến đò Đậu Đỏ qua xóm Miễu sang đi nhượng lại qua tay bốn người chủ. Mà Lương vẫn còn nghèo. Lương khoe, nghèo, cực nhưng vui lắm” [66, 84].

- “Gia đình ông Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông cũng buồn lắm. Nhà

- “Thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim” [67, 23].

- “Hai người trải qua biết bao nhiêu cơ cực, nào là gặt mướn, làm cỏ lúa, đắp bờ… mới có được ít vốn, ba tôi sắm cái máy Koler xuống rẫy bán hàng bông. Họ sống nghèo lắm” [64, 51].

Thậm chí, trong Đời như ý, gia đình chú Đời nghèo đến mức phải bán con đi mới đủ tiền chạy chữa cho vợ; trong Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông người vợ phải bỏ đi vì cái nghèo làm cho cuộc sống cùng quẫn; trong Một trái tim khô,

Nhâm phải giết người thuê để có tiền chạy chữa cho con… Trong nhiều truyện, trẻ con trở thành nạn nhân của cái nghèo cả về vật chất lẫn văn minh, văn hóa; chúng không được học hành, lớn lên phải tự học cách sống, cách thích nghi, bệnh tật mà chỉ được chạy chữa như thế này: “Bên đường thấp thoáng nhiều nấm đất con con của những đứa trẻ kiệt sức vì bị đẹn mà chỉ được rơ miệng bằng cỏ mực, những đứa trẻ bệnh sốt xuất huyêt chỉ chữa bằng cạo gió, uống nước mía lau rễ tranh, những đứa trẻ mắc thương hàn bị thủng ruột vì tự do chạy ra vườn ăn ổi chua, ổi chát” [67, 18]. Hài hước mà xót xa hơn, nghèo còn trở thành một “thương hiệu” để làm du lịch! (Thổ Sầu).

Như vậy, người nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư hiện lên chân thực, cảm động với cái nghèo khó, tủi buồn trước gánh nặng mưu sinh. Họ cũng giống những người lao động ở nhiều vùng miền khác, dù cần cù, chịu khó làm lụng nhưng vẫn nghèo. Nhưng dù vậy, trong cái cơ cực, tăm tối ấy, ta vẫn thấy ánh lên tình người ấm áp, đạo lý vững bền không đổi. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được từ đó một tấm lòng thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước những mảnh đời nhỏ bé, vô danh của xứ sở, quê hương.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 70)