Nhiều phương ngữ Nam Bộ

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 99)

6. Đóng góp của luận văn

4.1.1.1. Nhiều phương ngữ Nam Bộ

Kế thừa các nhà văn Nam Bộ lớp trước, Nguyễn Ngọc Tư cũng mang tất cả vẻ đẹp của sông nước, con người Nam Bộ vào văn chương, nhưng ta cảm thấy Nguyễn Ngọc Tư còn Nam Bộ hơn cả họ nhờ vào chất giọng Nam Bộ đặc sệt trong các tác phẩm. Có người nhận xét: “Văn của Ngọc Tư mang đậm chất Nam Bộ: hồn hậu,

hào sảng. Văn hóa tiểu vùng khác nhau, thì sản sinh ra những chất văn khác nhau. Ở Bắc Hà không sinh ra văn của Ngọc Tư được, mà ở Nam Bộ cũng không thể sinh ra được văn của Y Ban và Tạ Duy Anh được” [32, 1]. Điều đó có thể lí giải bằng

nhiều cách, nhưng có lẽ ngoài việc sử dụng tối đa phương ngữ Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư còn là nhà văn quan tâm đến những vấn đề về số phận, con người của vùng đất nông thôn Nam Bộ. Những câu chuyện của chị kể về những số phận, con người mang hơi thở, sức sống riêng của mũi đất cuối cùng của tổ quốc.

Đọc truyện của chị, người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm. “Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý

phái hay độc vọng nhưng đối nghịch đó là một từ vựng dân dã lấy thẳng từ cuộc sống xung quanh” [7]. Đầu tiên là cách xưng gọi rất đặc trưng Nam Bộ. Mỗi nhân

vật có một tên gọi riêng nhưng khi gọi lên lại thường đi kèm với thứ tự sinh ra trong gia đình, gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc: ông Hai, Hai Giang, Tư Nhớ, Tư Nhỏ, Năm Nhỏ, Sáu Đèo, ông Chín, chú Mười Ba, Út Vũ, Út Nhỏ… Hay các cách gọi khác trong gia đình: tía, má, chế… Hoặc cách gọi thân mật: cưng, nhỏ, bây, đây, đó, tụi bây, qua, ý, củ, trự…

Các từ biến âm hoặc biến âm rút gọn của phương ngữ Nam Bộ cũng được tác giả sử dụng nhiều nhưng không gây khó khăn cho người đọc ở vùng miền khác vì chúng khá quen thuộc: bi nhiêu, hông, hôn, thiệt, hổng dè, hy sanh, kinh, nhứt, thí mồ, ổng, bả, cổ, ảnh, tui, mầy, mậy, thằng chả, hổm rày, bển, chi, gởi, lá thơ…

Những tình thái từ mang màu sắc Nam Bộ: uả, hen, nghen, vậy ta, dà, cha, nè, rồi cà, vậy cà, choa, hà, quá trời, ui chao, thấy mồ, khỉ khô…

Theo kết quả nghiên cứu của nhà báo Huỳnh Công Tín về từ ngữ Nam Bộ đã được Nguyễn Ngọc Tư dùng cho thấy, chị sử dụng từ ngữ, phương ngữ Nam Bộ ở rất nhiều mảng của đời sống:

Đó là những từ chỉ hoạt động, sinh hoạt: “bắn đạn, biên thư, biểu, búng thun, chào sân, coi kiếng, cự, day, dùa, đá banh, đánh lộn, đơm nút, giăng mùng, lặn đất, lục, mằn nắn, nhậu nhẹt…” [58, 1]

Đó là những từ chỉ trạng thái, tính chất: “bằn bặt, bịnh, buồn hiu, cà chớn, chảnh, giả bộ, lãng xẹt, lanh, lẫm đẫm, lỉnh lảng, long chong, lừ lừ, ngộ, nhẹ hều, ốm, quớt, rã gánh, sương sương, tạnh hột, tém tẻ, tròn dình, trớt he, xà quần, xỉn.,..” [58, 1].

Nhận xét về việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong tác phẩm, có người cho rằng: “Ngôn từ trong tất cả các truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn truyện đến

ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam Bộ” [58,

1]. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm của chị dày đặc, và sử dụng khá thích hợp. Đó là ngôn ngữ “của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông,

của mưa” [47, 1]. Đặc điểm này tạo nên không khí Nam Bộ đặc trưng trong tác

phẩm của chị, trở thành một nét văn phong được nhiều người yêu thích. Theo kết quả khảo sát [45], có thể thấy:

Tên tác phẩm Từ ngữ Nam Bộ/Từ ngữ phổ thông Tỉ lệ % Tập truyện Cánh dồng bất tận

Cải ơi! ~117/2859 ~4, 09

Hiu hiu gió bấc ~118/2882 ~4, 09

Huệ lấy chồng ~131/2767 ~4, 73

Cái nhìn khắc khoải ~87/2921 ~2, 98

Nhà cổ ~96/3293 ~2, 91

Mối tình năm cũ ~109/2568 ~3, 62

Biển người mênh mông ~122/3355 ~2, 74

Nhớ sông ~135/2457 ~5, 49

Dòng nhớ ~279/3348 ~6, 54

Duyên phận so le ~116/1392 ~4, 31

Một trái tim khô ~52/2328 ~2, 23

Cánh đồng bất tận ~350/1681 ~0, 21

Tập truyện Giao thừa

Bởi yêu thương ~126/2700 ~4, 77

Chuyện vui điện ảnh ~93/2590 ~0, 34

Đời Như Ý ~115/2555 ~4, 50

Giao thừa ~ 45/1760 ~4, 50

Làm má đâu có dễ ~63/1850 ~3, 40

Làm mẹ ~119/2466 ~4, 83

Bến đò xóm Miễu ~116/2402 ~4, 83

Một dòng xuôi mải miết ~73/2551 ~2, 86

Một mối tình ~183/3287 ~5, 56

Ngày đã qua ~155/3429 ~4, 52

Ngày đùa ~36/2160 ~1, 66

Người năm cũ ~126/3334 ~3, 80

Lỡ mùa ~73/2686 ~2, 07

Chiều vắng ~55/2740 ~2, 03

Chuyện của Điệp ~45/3022 ~1, 49

Nửa mùa ~49/3240 ~1, 51

Ngổn ngang ~19/1968 ~1, 00

Đau gì như thể… ~57/3894 ~1, 50

Nước chảy mây trôi ~28/2958 ~0, 95

Như vậy, phương ngữ Nam Bộ chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, khá quan trọng trong các sáng tác của chị. Ta cũng nhận thấy một điều là ở những tác phẩm có đề tài về đời sống nông thôn, về người nông dân Nam Bộ thì tỉ lệ từ địa phương cao hơn những truyện ngắn có đề tài về cuộc sống ở phố thị, về những người không phải là nông dân. Và, trong những truyện ngắn từ tập truyện Cánh đồng bất tận -

những truyện hay và mới nhất trở về trước thì số lượng phương ngữ Nam Bộ được

sử dụng cũng nhiều hơn. Đến tập Gió lẻ và 9 câu chuyện khác Nguyễn Ngọc Tư

dường như đã tiết chế hơn trong việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong tác phẩm, có lẽ do nhận được phản hồi từ phía người đọc và giới phê bình; mặt khác cũng do muốn thử sức ở những đề tài mới mà có những truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hầu như sử dụng rất ít từ địa phương, bởi đề tài chị khai thác trong tập truyện này không còn quanh quẩn ở đời sống thôn ấp và người nông dân nữa. Đến Khói trời lộng lẫy, sau những thử nghiệm chưa đạt thành công như mong muốn, Nguyễn Ngọc Tư lại quay về với sở trường của mình: một câu chuyện cảm động về sông nước, đồng bãi Nam Bộ với những người nông dân hồn hậu, hào sảng, nói thứ ngôn ngữ “rặt Nam Bộ” ngọt ngào, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 99)