6. Đóng góp của luận văn
3.3.2.1. Đối thoại
“Lời đối thoại là lời trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như một phản ứng đáp lại lời nói trước” [43, 186]. Đối thoại diễn ra khi có người nói, người nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề nhất định. Lời đối thoại có tác dụng bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật.
Đa phần các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư ít hành động nên lời đối thoại của các nhân vật chiếm số lượng ít hơn so với lời người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm. Tuy ít nhưng những lời đối thoại trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bao giờ cũng được sử dụng rất hiệu quả, thể hiện được tính cách và nội tâm nhân vật.
Chúng ta có thể nhận thấy lời đối thoại của các nhân vật được tách riêng hẳn ra khỏi lời người kể chuyện. Dấu hiệu nhận biết điều ấy chính là những dấu gạch đầu dòng:
“- Má à, năm nay má bao nhiêu rồi? - À, má già rồi.
- Má già rồi, má ráng thương chồng má đi” [66, 60].
“- Anh Tư à… Bữa nay em mới nhổ ba cái răng.
- …
- Tính luôn hổm rày là bảy cái rồi đó. Thấy vậy mà già rồi…” [66].
- Dà, cũng được, chị.
- Ủa, chồng chị đâu?
- Dà, dì bối rối - ảnh… đi xa lắm” [67, 129].
Những lời đối thoại kiểu này thường kèm theo những phụ từ tình thái: à, ý, dà, ủa… vừa thể hiện tính chất đối thoại dân dã mang màu sắc địa phương, vừa bộc lộ tâm trạng các nhân vật như có gì đó ngập ngừng, như chất chứa những tâm sự trong lòng khó nói ra.
Có khi lời đối thoại của nhân vật trong truyện nằm trong lời người dẫn truyện, không có dấu hiệu xuống dòng và gạch đầu dòng như thông thường:
- “Phi hỏi, “Vậy chớ bác Sáu gái đâu rồi?” Ông già rên khẽ, “Chú mày cạo mạnh tay làm qua đau quá”. Ông quay lại, gương mặt ràn rụa nước mắt, Phi giật mình, hỏi quýnh quáng, “Con làm bác đau thật à, chỗ nào vậy bác?” ừ, cái chỗ nầy, chú mầy không làm qua hết đau được đâu. Ông già mếu máo chỉ về phía tim” [66, 153].
- “Nhưng Bông đã nói trước, Bông khoe, “Chắc tui bỏ nghề, tui lấy chồng”. Lương rà mái chèo cho đò cặp bến, Lương hỏi Bông lấy ai? Bông cười: “Cái ông hồi nẫy đưa tui về”. Lương muốn sụm bộ giò, lặng người mà miệng vẫn cười hịch hạc, “Sướng nghen” [66, 88].
- “Mầy bây giờ già đầu rồi, còn ngóng ra cửa trông ai nữa?”. Đâu, tôi cãi lại, con ngó mấy cái bông mà. Rồi má thở dài, “Sao lóng rày, thằng Tứ Phương ít về…”. “Kệ thằng chả, má ới”, tôi đáp (…) Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi.” [67, 70-71].
Ở đây, ta thấy đôi khi lời nhân vật và lời người kể chuyện gắn với nhau. Qua lời cắt nghĩa của người kể chuyện, việc bộc lộ nội tâm nhân vật trở nên sâu sắc hơn, từng cử chỉ, nét mặt của người tham thoại cũng như được tái hiện trước mắt người đọc.
Không gai góc, sắc sảo, quyết liệt hay nhiều triết lí như ngôn ngữ đối thoại của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái hay Nguyễn Huy Thiệp, ngôn ngữ đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư mang màu sắc tâm lý, biểu cảm rất mạnh mẽ. Có những lời đối thoại
tưởng như rời rạc, vô nghĩa, chệch khớp, vênh lệch, không ăn nhập gì với nhau nhưng lại cho thấy những khía cạnh khác của nội tâm nhân vật. Có những đối thoại mang tính chất độc thoại, người nói sao lãng người nghe hoặc người nghe không hồi đáp một phát ngôn cụ thể nào. Người nói phát ngôn như một nhu cầu bộc lộ cảm xúc, giãi bày tâm trạng mà không quan tâm, để ý đến phản ứng của đối tượng tiếp nhận. Nhiều khi, đối thoại giữa các nhân vật trong truyện của chị không đảm bảo yêu cầu của một cuộc thoại thông thường.
Đây là cuộc thoại giữa người đàn ông và người đàn bà trong truyện ngắn Một chuyện hẹn hò. Họ là tình nhân của nhau, hẹn gặp nhau ở một căn chòi nhỏ giữa
đầm trong cơn bão, xuồng trôi mất, người phụ nữ lo sợ khi bão tan… “- Người ta sẽ thấy hai đứa mình…
(…)
- Bà con sẽ nghĩ nầy nghĩ nọ…
- Thôi mà, em. Mình sẽ nói là dọc đường bị bão, tình cờ gặp. - Người ta đồn rùm lên…
- Thôi đi, em.
- Em biết nói sao với con em bây giờ?” [69, 117- 118].
Lời đối thoại của hai nhân vật trên không ăn nhập với nhau lắm. Người phụ nữ dường như đang chìm ngập trong những ý nghĩ đầy sợ hãi, hoảng loạn ở trong lòng mà người đàn ông vô tâm kia không hề để ý đến. Những ý nghĩ đó được thốt ra thành lời nói của nhân vật - những tiếng nói của nội tâm ứ nghẹn lo âu, sầu não. Cuộc đối thoại giữa ông Hai và người phụ nữ ở nhờ nhà ông trong truyện Cái nhìn khắc khoảigiống độc thoại nhiều hơn:
“- Sáng nay tôi gặp thằng bạn, nó mới chạy bầy vịt từ nông trường qua. Tôi hỏi, nghe nói thợ gặt An Bình ở đó.
- Anh Hai!
- Anh tên Sinh phải hôn cô Út? Ơ, Sinh, ảnh… cũng đang gặt bên đó cô Út à. - Anh Hai!
- Tàu từ thị xã chạy nông trường lúc năm giờ, ngang đây, chắc cỡ sáu rưỡi. Cô ráng đón chuyến đó. Để lỡ tới bữa sau, sợ mấy ảnh lại chuyển đồng, kiếm cực lắm. Thôi, tính vậy nghe cô Út” [66, 59-60].
Ở đây, hầu như chỉ có lời ông Hai. Cô Út chỉ đáp lại bằng những tiếng kêu tên đầy xúc động, bàng hoàng, cảm kích.
Hay đoạn đối thoại sau giữa Huệ và Điềm khi nhắc đến Thi - người yêu cũ của Huệ, người đã phụ bạc Huệ để lấy người khác:
“- Hồi sáng nầy, lúc đi chợ mua đồ về tao thấy ông Thi đi ngang nhà mình. (…)
- Ừ!
- Thấy cái mặt ổng buồn, đứt ruột lắm. - Ừ!
Điềm trở giọng quạo quọ:
- Ừ, ừ hoài. Phải chuyện mầy với ổng mà thành, đám nầy vui biết bao nhiêu không” [67, 38-39].
Ở đây hầu như chỉ có lời của Điềm, Huệ chỉ “ừ” vì muốn giấu cảm xúc của mình, không muốn nhắc đến Thi, người khiến cô vẫn cảm thấy đau lòng vì mối tình tan vỡ.
Các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường ít đối thoại, nếu có cũng được tác giả lựa chọn, cân nhắc kĩ nên thường rất đắc địa, thể hiện được chiều sâu tâm lý và trạng thái tình cảm, tính cách nhân vật.