Kết thúc độc đáo

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 60)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.3. Kết thúc độc đáo

Trong cốt truyện, đoạn kết đóng vai trò quan trọng - nó được coi là “cú đấm nghệ thuật” tạo ấn tượng duy nhất và mạnh mẽ đến người đọc. Các truyện ngắn có sức sống lâu bền phần nhiều nhờ vào đoạn kết hay. Về phía người đọc, toàn bộ hứng thú và sự chờ đợi là do đoạn kết đem tới. Tsêkhốp nhấn mạnh: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận”. Nếu đoạn mở đầu tạo được sự cuốn hút, để người đọc khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm thì đoạn kết bao giờ cũng đọng lại nhiều dư vị trong tâm trí người đọc. Nhà văn Đỗ Chu từng

chia sẻ với bạn đọc: “Còn như việc kết thúc một truyện ngắn: đó là hành động dễ gây ra những xúc động đột ngột. Ta sẽ rất sung sướng nếu cảm thấy vừa khép kín một cái gì hình thành. Và ta sẽ buồn bã biết bao nếu chợt nhận ra mình đã lầm lẫn. Ở phút dừng lại, có thể biết những gì mình viết ra đã thành công đến đâu. Cái thú của người viết truyện ngắn có khi nằm ngay ỏ chỗ đó nữa” [38, 74-75]. Như vậy, tư tưởng chủ đề của tác phẩm thường được thể hiện đột ngột, cô đọng ở đoạn cuối tác phẩm: “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối” (D. Phuốc-ma- nốp).

Nguyễn Ngọc Tư cũng rất chú ý đến việc tạo ra một đoạn kết hay cho các tác phẩm của mình. Chị từng nói: “tôi thích viết phần kết và muốn sáng tạo, thêm hay dừng ở đâu cũng được (…). Lúc mới viết, tôi thường thích một cái kết có hậu, sau này tôi thấy những cái kết không có hậu hoặc bỏ lửng để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả và buộc họ phải suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau, điều đó sẽ làm họ nhớ những chuyện của mình lâu hơn” [70]. Vì thế nên người đọc không ít lần bị bất ngờ trước cái kết đột ngột của tác phẩm, hay tiếp tục phải suy nghĩ ngay cả sau khi tác phẩm đã khép lại rồi.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)