Những người nghệ sĩ long đong, chìm nổi

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 72)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.1.2. Những người nghệ sĩ long đong, chìm nổi

Cũng như vây, khảo sát ba tập truyện trên, chúng tôi thấy những truyện ngắn có đề tài nói về số phận những người nghệ sĩ chiếm tỉ lệ 8/32 (25%) tác phẩm. Những người nghệ sỹ trong tác phẩm của chị thường rất yêu và trân trọng nghề, sẵn sàng

sống chết với nghề, phải hi sinh và trả giá rất lớn để có thể sống với nghề mình đã chọn.

San (Bởi yêu thương) rất yêu nghề hát, đã được Sáu Tâm truyền nghề nhưng không dám đi hát, bởi vì trân trọng nghề: “Đi hát lỡ nổi tiếng, ví dụ thôi nghe, người ta biết lúc trước tôi từng làm tiếp viên quán bia thì nhơ danh cả một giới nghệ sĩ, làm người ta mất cảm tình với cải lương, vậy khác nào hại cả nền cải lương nước nhà” [64, 14].

Thàn (Cải ơi!) vì yêu ca hát, muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng nên đã bỏ nhà đi hát nhưng số phận không mỉm cười với anh, sau hai năm mà tên tuổi vẫn mờ mịt, gánh hát rã đám, “mê văn nghệ văn gừng nên chừng này tuổi đầu rồi mà nghèo quá chừng, đến nỗi không lo được cho nhỏ Thương” [67, 14].

Đào Hồng Lý (Chuyện của Điệp), Diệu (Làm má đâu có dễ), Đào Hồng (Cuối

mùa nhan sắc)… vì muốn theo đuổi và thành công trong nghiệp diễn nên đành phải

để con lại cho người khác nuôi, để sau đó phải chịu bao dằn vặt, tiếc nuối vì những phút giây đã không ở cạnh con mình, có khi con còn không thèm nhìn mặt.

Đào Hồng chết khi đang hát trên sân khấu và cũng tận đến lúc chết mới nghe được lời tha thứ của ba má dù chỉ là trong tưởng tượng: “Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nổi nữa rồi… Đào Hồng đã gặp lại rất nhiều người thân thuộc cũ, bà nghe con trai bà gọi má, nghe ba má bà nói lên lời tha thứ vì đứa con gái đã bỏ nhà theo nghiệp xướng ca, lời tha thứ bà chờ đợi ngót năm mươi năm ròng rã” [67, 97].

Hay những người khác phải hi sinh tình yêu để trọn vẹn với nghề như Phương (Ngày đùa).

Những người nghệ sỹ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư gồm: những người hát cải lương, hát bội ( Diệu - Làm má đâu có dễ, Phi - Biển người mênh mông,

Đào Hồng - Cuối mùa nhan sắc, Tâm, San, Điệp - Bởi yêu thương, Điệp, Hồng Lý - Chuyện của Điệp, Út - Một mối tình ); nhạc sỹ ( Sỹ - Nửa mùa); diễn viên (Sa -

Chuyện vui điện ảnh, San, Phương - Ngày đùa); những người hát rong (Thàn - Cải ơi!, Đời - Đời Như Ý, Phi - Lý con sáo sang sông)… Tất thảy họ đều sống nghèo

khổ, lang bạt, cuối cùng có khi gia sản chỉ là “một gánh chè nặng trên vai, một cái chòi lá rách te tua cất trên ao bèo cuối hẻm” [67, 36], hoặc “ôm đàn sáng tác trong cái đói cồn cào” [66, 64], hay ốm đau bệnh tật mà không có tiền chữa trị (Bởi yêu

thương, Đời Như Ý), để cho người mình yêu thương đi lấy chồng vì gánh nặng gia

đình (Lý con sáo sang sông)…

Nhìn chung, nhân vật người nghệ sỹ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường là những người sinh tử với nghề dù phải trả giá bằng cả cuộc đời họ cũng chấp nhận. Chính vì vậy họ thường có cuộc đời buồn, gặp nhiều trắc trở, cuối đời sống trong nghèo túng, dằn vặt… Qua đó ta cũng thấy được cái nhìn “cùng hội cùng thuyền” đầy cảm thông, chia sẻ sâu sắc của nhà văn với những người nghệ sỹ chỉ biết dâng hiến hết mình để làm đẹp cho đời mà ít nghĩ cho mình.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 72)