Sử dụng nhiều lối so sánh, ví von độc đáo

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 105)

6. Đóng góp của luận văn

4.1.2. Sử dụng nhiều lối so sánh, ví von độc đáo

Văn Nguyễn Ngọc Tư không chỉ thú vị với người đọc bởi vốn phương ngữ lạ lẫm, bởi hệ thống cách diễn đạt đậm đặc chất miền Nam mà còn bởi những so sánh, ví von độc đáo, rất Nguyễn Ngọc Tư: hồn nhiên, tươi trẻ, đầy sáng tạo. Sự phong phú trong cách sử dụng ngôn ngữ như thế là tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn vẹn: nghe và nhớ, của sự bồi đắp, tích lũy lời ăn tiếng nói của nhân dân hòa cùng tài năng đích thực, khả năng biến hóa với ngôn từ, câu chữ. Có thể kể một số trường hợp:

- nước đã sắc lại thẫm một màu vàng u ám (Cánh đồng bất tận); những đám mây bắt đầu sà xuống, bịu xịu như một cô gái sắp khóc (Núi lở)…

- đêm giống như một bà cụ còm cõi chống gậy chậm rãi đi qua (Chuyện của

Điệp); thời gian bị người ta chở kĩu kịt đi (Giao thừa)…

- buồn anh cõng buồn em đi lê thê trong dạ (Duyên phận so le); mặt buồn như phủ một lớp sương giá; chan nước vào chén cơm như chan nỗi trống trải khủng khiếp (Cánh đồng bất tận); cái thở dài xáo xác như lá rụng hoa rơi (Một trái tim

khô); tủi cực trào lên như người ta nhận cái thùng vô lu nước đầy (Giao thừa);

(Người năm cũ); một người đang quay quắt đau thương, vắt kiệt mình như cọng rạ cuối nắng (Mối tình năm cũ)…

- già câng già cấc, già cóc thùng thiếc (Bến đò xóm Miễu); mái tóc đã ngả màu bông lau chín (Của ngày đã mất); những sợi tóc buồn xơ xác như những chiếc lá lìa cành (Bởi yêu thương)…

- giọng nói mềm như lá lụa non (Bởi yêu thương); lòng êm đềm như cỏ (Một

trái tim khô); lòng tự nhiên như dòng chảy của sông (Hiu hiu gió bấc); lóng ngóng như bị nước nóng đổ đít (Sầu trên đỉnh Puvan)…

- cái cười níu chật vật làn nước mắt chực rơi ra (Lý con sáo sang sông); cái cười thiêm thiếp, xanh leo lét như mộng mị, chiêm bao (Một trái tim khô); cái cười làm lấp lánh cả khúc sông (Cánh đồng bất tận)…

Có thể nói, những so sánh, ví von này khiến câu văn của chị Tư giàu hình ảnh hơn, đọc lên nhiều khi thấy rất thú vị bởi những cách nói độc đáo, bởi cái nhìn trong trẻo, “lạ hóa” của tác giả đối với những sự vật, hiện tượng vốn quen thuộc trong đời sống, thể hiện sự chăm chút trong lao động “đãi chữ” của tác giả chứ không hoàn toàn là ngẫu nhiên, tiện miệng.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)