Giọng điệu mỉa mai, nghiệt ngã, phẫn uất

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 129)

6. Đóng góp của luận văn

4.2.2.4. Giọng điệu mỉa mai, nghiệt ngã, phẫn uất

Đây là thứ giọng vốn khá quen thuộc trong văn chương đương đại. Những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài… thường có giọng này khi đề cập đến những bất công, ngang trái trong xã hội. Từ Cánh đồng

bất tận trở đi, thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp kiểu giọng điệu này chen vào trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Sự thay đổi này là tất yếu khi quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đã có sự đổi khác: “Thời gian trôi qua, tuổi đời chồng chất, va chạm nhiều, tâm thế người ta phải khác đi nhiều chớ. Ngay bây giờ đọc lại tác phẩm viết hồi đôi ba năm trước, tôi thường ngẩn ngơ, không hiểu sao mình lại viết được những cái chuyện… khùng khịu như vậy. Ngẩn ngơ thôi, nhưng chẳng hối hận, tôi thương chúng, vì chúng có dở òm thì bây giờ tôi cũng không thể

viết được như thế nữa. Chúng quý giá với tôi, vì chúng phản chiếu tâm hồn, suy nghĩ của tôi vào thời điểm lúc đó. Nhìn chúng, giống như tôi đang coi hiện vật trong… bảo tàng vậy” [51, 25].

Cái buồn giờ đây không chỉ là ngậm ngùi, xa xót mà có khi đã trở thành mỉa mai, nghiệt ngã, phẫn uất trước những bất hạnh, bi kịch trong đời sống: “… không thích làm mới đến mức bạn đọc không nhận ra giọng mình. Tuy nhiên cái nỗi buồn mỗi thời mỗi khác. Thời viết tập Ngọn đèn không tắt là cái buồn trong trẻo, hồn

nhiên - đó là cái hay của quãng đời đó mà bảo bây giờ viết như thời đó chắc Tư không viết nổi. Bây giờ thì cái buồn đó đã lớn hơn, nó “nhân tình thế thái” hơn một chút. Bản thân mình cũng lớn lên, trưởng thành hơn và va chạm nhiều hơn nên cách nhìn cuộc đời cũng khác hơn” [11, 2].

Cánh đồng bất tận được Nguyễn Ngọc Tư viết với một giọng văn dửng dưng,

bình thản đến sắc lạnh, dữ dội. Khi viết về nỗi đau của người đàn bà bị đánh ghen bằng cách đổ keo dán sắt vào cửa mình, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn hình ảnh một đứa con trai mới lớn với bàn tay “tươm máu” khi cố bóc những vết keo dán đó ra: “khi quay về, Điền không mang theo gì, nó lẳng lặng xòe tay trước mặt tôi, tay nó dính một lớp gì đó bóng mượt, trong suốt, và đang quánh lại, khiến những ngón tay đơ ra như đá… Dường như những người sản xuất ra loại keo này cũng không ngờ nó có nhiều công dụng đến thế” [67, 158]. Một giọng kể bình thản, lạnh lùng nhưng ẩn trong đó là sự phẫn uất, ghê tởm trước thói bạo hành của con người đối với đồng loại của chính mình. Khi nhìn, nghĩ về người cha của mình, Nương và Điền coi những hành động bội bạc, những hoạt động tính giao của cha như của thú vật: “Cha giống như con thú trở về tổ sau khi no mồi. Con thú nằm mơ màng nhấm nháp lại hương vị của miếng mồi, và ngẫm ngợi thèm khát con mồi kế tiếp”; “tôi có cảm giác cha quắp lấy người ấy vùi mặt vào da thịt, ngấu nghiến mà lòng cha lạnh ngắt. Thằng Điền cay đắng, “cha làm chuyện đó cũng giống như mấy con vịt đạp mái..” [67, 190]. Đó là sự mỉa mai, cay nghiệt đến tàn nhẫn, khi trong lòng những đứa trẻ người cha của chúng đã không còn là cha-của-ngày xưa nữa. Hay khi nghĩ về mẹ, trong đầu chúng không gợi lên một hình ảnh đẹp nào, dù mẹ đã từng có bao nhiêu

khoảnh khắc đẹp và tràn đầy yêu thương, mà chỉ có hình ảnh “má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm nốt ruồi” để rồi “suốt nhiều năm sau đó, tôi không dám nhớ má” [67, 16]. Giọng buồn đau phẫn uất ấy cũng khiến ta lạnh người đi vì chán nản, đau nhói vì thương cho những số phận bi kịch trong đời.

Sự mỉa mai, cay nghiệt, phẫn uất còn xuất hiện trong Ấu thơ tươi đẹp khi tác giả để vào miệng một đứa trẻ những lời nói đầy hằn học, hận thù này: “Dù nhà của cha em không có chó, nhưng mỗi lần về là thêm một người phụ nữ bước lại vuốt tóc em, hỏi, “Nhiên phải hôn nè? Nhiên năm nay bao nhiêu tuổi? Nhiên thích ăn gì cô chở đi.”. Em nhìn chăm chăm vào cái miệng nũng nịu âu yếm của cô ta, tỉnh bơ, “muốn ăn thịt cô quá hà”. Cô nào xấu số nói thêm “con thích gì cô cũng chiều” sẽ nhận được một câu trả lời không chờ đợi, “cô uống thuốc chuột chết đi, con thích vậy” [69, 64]. Giọng điệu mỉa mai, nghiệt ngã ấy phù hợp với tâm hồn đầy tổn thương của đứa trẻ thoắt bỗng trở nên bơ vơ, lạc loài vì bố mẹ bỏ nhau, ai cũng bận rộn, vội vã, say sưa với tình yêu mới mà quên đi những đứa trẻ tội nghiệp đang lớn dần lên với những hận thù trong lòng.

Hay trong Gió lẻ, nhiều lần ta bắt gặp giọng điệu ấy. Khi thì: “Chuyện chị Băng nuôi cá sấu xây biệt thự ai cũng biết. Ai cũng nuôi cá sấu mà rồi không ai xây biệt thự” [69, 142]. Và cái ai-cũng-biết ở đây là do cái gì, không phải do nuôi cá sấu mà do những đồng tiền bất chính thu được xây nên. Hoặc khi tác giả lặp đi lặp lại chi tiết cô gái bị nôn khi bị nghe những lời nói dối, đến mức cự tuyệt cả đặc ân của tạo hóa - nói tiếng người - thì đây là cả một nỗi mỉa mai cay đắng nhất đối với tiếng nói của con người, khi nó không chỉ dùng để giao tiếp, để yêu thương mà còn để lừa gạt, để nói dối và làm đau đồng loại.

Hay khi nỗi đau đã trở thành nỗi phẫn uất, hờn tủi thì Nguyễn Ngọc Tư để cho nhân vật của mình phải kêu lên thê thiết: “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng như một con người chớ”. Tiếng kêu nghe thấu tới trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau”(Đau gì như thể…). Ta tưởng cái câu tương tự như thế chỉ có ở thời Chí Phèo của Nam Cao thôi chứ!

Trong Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc Tư có nói đến một thứ gọi là Viện di

sản thiên nhiên và con người, nơi lưu giữ những vẻ đẹp của thiên nhiên và con người cho thế hệ mai sau. Nơi đó họ tìm tòi, ghi chụp lại những vẻ đẹp đang sắp mất của thiên nhiên và con người. Nhưng ta nghe có ý vị mỉa mai, nghiệt ngã trong đó. Vì có bao thứ sắp mất, như nhân tính của con người, như tình thương, những giá trị đạo đức… sắp mất mà có ai lưu giữ lại được đâu, vì chúng không phải là những giá trị vật chất để có thể sao chụp và cất giữ lại được. Nên xem ra những công việc kia thật mỉa mai, vô ích. Đọc xong mà ta thấy ngậm ngùi và đau xót…

Với một giọng điệu trần thuật đa thanh, đan cài khi trong sáng, khi hồn nhiên; lúc phẫn uất, khi dửng dưng, khi chán chường, lúc sâu lắng làm cho các câu chữ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư nhiều khi rã rượi, vỡ òa trong nỗi xót xa, thương cảm trước những nỗi đau quặn thắt, sự cô đơn đến hoang lạnh, nỗi buồn đến cùng cực của thân phận con người, tạo được sức hấp dẫn lớn với người đọc.

KẾT LUẬN

1. Mỗi nhà văn đều mong muốn tạo được một dấu ấn riêng của mình trên văn

đàn - đó chính là có phong cách tác giả. Đúng như Tago từng nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Vì vậy, nghiên cứu về phong cách tác giả để tìm ra nét riêng độc đáo là một việc làm cần thiết để giúp người đọc thấy được sở thích và sở trường riêng của mỗi nhà văn trong việc lựa chọn đề tài, thể loại, kiểu nhân vật, giọng điệu…

2. “Văn là người” - không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của những yếu tố bên

ngoài như xã hội, thời đại, đời sống văn học, môi trường sống, tính cách… đến sự hình thành phong cách sáng tác của một nhà văn nào đó. Ở Nguyễn Ngọc Tư, chính mảnh đất quê hương hồn hậu, thấm đẫm tình người, hoàn cảnh gia đình còn nhiều vất vả nhưng ấm áp tình thân; chính môi trường sống đặc sệt Nam Bộ với những con người mộc mạc, chất phác dù còn nhiều lạc hậu; chính tính cách dịu dàng, đa cảm, thương yêu con người vô cùng của chị đã tạo nên một giọng văn, chất văn riêng không trộn lẫn với ai. Chị thường viết về người quê với những hồn quê, tình quê đầy ắp thương yêu, trìu mến bằng một thứ ngôn ngữ quê kiểng nhưng hấp dẫn, ngọt ngào như vị phù sa nồng ấm của vùng đất châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó tạo nên Nguyễn Ngọc Tư - một “đặc sản Miền Nam” đậm đà, khó quên.

3. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được cho mình một kiểu cốt truyện và thế giới nhân vật riêng, rất đa dạng mà khó lẫn. Một mặt, chị vẫn phát huy thế mạnh của kiểu cốt truyện truyền thống, mặt khác lại tích cực thử nghiệm những kiểu cốt truyện hiện đại đầy sáng tạo. Những câu chuyện đời thường, tưởng như vặt vãnh nhưng lại ám ảnh người đọc bởi những số phận bi kịch và cách kể hấp dẫn. Những cốt truyện tâm lý theo dòng ý thức nhân vật cho ta hiểu biết sâu hơn về thế giới tinh thần còn nhiều bí ẩn của con người. Để tạo nên những cốt truyện hấp dẫn, ấn tượng với bạn đọc, Nguyễn Ngọc Tư rất chú trọng chọn lọc chi tiết sao cho thật đặc sắc. Bên cạnh đó, chị cũng chú ý tạo cho truyện ngắn của mình có lối mở đầu và kết thúc riêng - những “cú đấm nghệ thuật” khiến người đọc bị thu hút, ám ảnh.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư bao gồm cả những người nông dân nghèo khó, những người nghệ sĩ long đong, những kẻ “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”, hay những kẻ đẫm mùi thị thành… Mỗi người trong họ lại có một số phận trắc trở với những éo le, bi kịch riêng gợi nhiều trăn trở, suy tư cho bất cứ ai còn quan tâm và yêu thương con người. Đó là những con người chân chất, hiền lành, đậm chất Nam Bộ và cả những thói hư, tật xấu, những chấn thương tinh thần, những cô đơn, mất mát… đã tạo nên những rung động thẩm mỹ sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nguyễn Ngọc Tư đã rất chú ý ngay từ cách đặt tên nhân vật đến xây dựng tình huống, lựa chọn đối thoại, độc thoại… để tạo nên các nhân vật độc đáo, sống động, có chiều sâu tâm lý, khiến người đọc không thể quên.

4. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được dấu ấn riêng với bạn đọc bằng ngôn ngữ “quê

kiểng”, “đặc sệt Nam Bộ” của mình - một thế mạnh nhưng cũng là một trở lực để tiến xa hơn nếu quá lạm dụng. Với ngôn ngữ giàu chất thơ, kiểu câu văn đa dạng, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên được những trang văn dạt dào cảm xúc, gợi nhiều suy tư, ám ảnh. Giọng điệu đa thanh, khi hồn nhiên, khi chua xót, lúc thủ thỉ, tâm tình, khi hóm hỉnh, hài hước, hoặc nghiệt ngã, mỉa mai… nhưng vượt trội vẫn là giọng cảm thương bàng bạc khắp các thiên truyện đã tạo nên một cây bút giàu nữ tính, được nhiều độc giả yêu thích.

5. Đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích vài nét đặc sắc trong phong cách

truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, có thể nói, điều đó cũng đã chứng tỏ được phần nào phong cách riêng của chị - một cây bút trẻ, giàu tiềm năng của vùng đất cực Nam tổ quốc. Dù chị tự nhận “văn chương của mình (và cả bản thân mình) sao giống trái sầu riêng quá trời, có người thích khen thơm, có người bưng mũi quay đi vì chê nó nặng mùi…” [66, 3] nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp mà chị đã đem lại cho nền văn học đương đại. Hy vọng, chị sẽ còn tiếp tục cống hiến cho văn chương nước nhà những mùa quả ngọt, trái sai. Chúng tôi cũng hi vọng ở những bước đi tiếp theo sẽ nghiên cứu phong cách của nhà văn này ở mức độ toàn diện hơn: từ đề tài, thể loại, cái nhìn nghệ thuật, đến không gian, thời gian… để có một hình dung rõ hơn về Nguyễn Ngọc Tư trong mắt bạn đọc.

THƯ MỤC THAM KHẢO

[1]. Hạ Anh (ngày 19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư: Nguyễn Ngọc Tư - Quen mà lạ”, Báo Thanh niên.

[2]. Aristote (1963), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa - Nghệ thuật, H.

[3]. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

[4]. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, (số 9).

[5]. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận tác gia và tác phẩm, tập 1, NXB Giáo dục, H.

[6]. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận tác gia và tác phẩm, tập 2, NXB Giáo dục, H.

[7]. Trần Hữu Dũng (Tháng 2/2004), “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền nam”, Tạp chí Diễn Đàn.

[8]. Đoàn Ánh Dương (2007), “Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 2), tr. 96-109.

[9]. Phạm Thị Thùy Dương (2006), Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[10]. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn hóa, H. [11]. Phong Điệp (06/11/2005), “Nguyễn Ngọc Tư: tôi viết trong nỗi im lặng”, Báo Văn nghệ Trẻ, (số 45).

[12]. Lam Điền (ngày 04/12/2005), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: đánh “ùm” một tiếng mà thôi!”, Báo Tuổi trẻ.

[13]. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, NXB Văn học, H. [14]. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, H.

[15]. Hiền Hòa (ngày 21/01/2004), “Nguyễn Ngọc Tư: “Tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng”, http://www.vnexpress.net.

[17]. Văn Công Hùng (ngày 16/07/2007), “Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư”, http://www.vannghesongcuulong.org.vn.

[18]. Nguyễn Tiến Hưng (ngày 21/01/2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Cô đơn lên dốc”, Báo Tiền Phong.

[19]. Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, (số 2).

[20]. Đình Khôi - V. Quỳnh (ngày 19/10/2008), “Văn Nguyễn Ngọc Tư - Số lượng hay chất lượng?”, http://www.thethaovanhoa.vn.

[21]. M. B. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, H.

[22]. Trần Hoàng Thiên Kim (ngày 10/05/2004), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Quả sầu riêng của trời””, Báo Hà Nội Mới.

[23]. Trần Hoàng Thiên Kim (ngày 31/01/2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Nhón chân hái trái ở cành quá cao!”, Báo Tiền phong.

[24]. Phạm Thị Thái Lê (2007), Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[25]. Phong Lê (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, H.

[26]. Cẩm Lệ (2006), “Nguyễn Ngọc Tư: Hạnh phúc phía sau trang viết”, Báo Phụ nữ TP. HCM Xuân 2006.

[27]. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

[28]. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Văn học, H.

[29]. Tôn Thảo Miên (2006), “Một số khuynh hướng nghiên cứu phong cách”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 5), tr. 75- 86.

[30]. Bùi Thị Nga (2008), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[31]. Hoàng Thiên Nga (13/08/2005), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”, Báo Văn nghệ.

[32]. Dạ Ngân (ngày 12/04/2004), “Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm mà thấu đáo”, http://www.tuoitreonline.com.vn.

[33]. Đỗ Hồng Ngọc (ngày 30/11/2000), “Tiếng thở dài với Cánh đồng bất tận”, Báo Tuổi trẻ.

[34]. Phan Ngọc (2009), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Lao động, H.

[35]. Phạm Xuân Nguyên (ngày 15/04/2004), “Khi cánh đồng mở ra”, http://www.tuoitreonline.com.vn.

[36]. Phạm Xuân Nguyên (ngày 03/12/2005), “Dữ dội và nhân tình”, Báo Tuổi Trẻ. [37]. “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Đằng sau thành công là gánh nặng” (ngày 30/01/2006), Báo Công An Nhân Dân.

[38]. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh.

[39]. Nhiều tác giả (Trần Đình Sử chủ biên, 2004), Giáo trình Lí luận văn học, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, H.

[40]. Nhiều tác giả (1988), Lý luận văn học, tập 3, NXB Giáo dục, H.

[41]. Nhiều tác giả (Phương Lựu chủ biên, 2004), Lý luận văn học (tái bản), NXB Giáo dục, H.

[42]. Nhiều tác giả (Hà Minh Đức chủ biên, 2008), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, H.

[43]. Nhiều tác giả (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên), (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, H.

[44]. Lê Thiếu Nhơn (30/12/2007), “Nhìn nghiêng Nguyễn Ngọc Tư”, http://ngngtu.blogspot.com.

[45]. Nguyễn Thị Kiều Oanh (2006), Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[46]. Hoàng Phê (chủ biên, 2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[47]. Nguyễn Khắc Phê (ngày 10/04/2006), “Ngạc nhiên và chia sẻ của một người trong cuộc”, Báo Tuổi trẻ.

[48]. Minh Phương (ngày 31/05/2004), “Đọc sách: “Nước chảy mây trôi” - tập

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 129)