Những chi tiết dự báo

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 53)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.1.2. Những chi tiết dự báo

Chi tiết trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường chứa đựng những thông tin đầy bất ngờ và giải mã cho những tình tiết câu chuyện được xây dựng trước và sau nó. Đó là những chi tiết có tính dự báo, hé mở chiều sâu ẩn ý của nhà văn trong mỗi câu chuyện.

Tình thầm mở ra bằng không khí kì lạ ở quán Dốc Mây, nơi có hai cô gái, Tóc

- người chưa từng thất bại trong các cuộc chinh phục người đẹp. Chi tiết hai cô gái nọ cứ “bồn chồn, rảo quanh, đau đáu nhìn” khi anh tiếp cận người kia làm sự- không-bình-thường càng tăng, khiến độc giả càng thêm nghi hoặc, thắc mắc. Cuối cùng câu trả lời mới vỡ òa và được lí giải hợp lý ở cuối tác phẩm: hai cô gái đó yêu nhau và anh không có cơ hội để xen vào mối tình đó. Chi tiết mang tính dự báo, nói lên tình cảm bất thường của hai cô gái đã có ngay đầu tác phẩm: “Tóc Tém… thà ngồi tỉa chân mày, thắt bím cho bạn chứ chẳng thèm ngó ngàng đến anh, đến chiếc Luxus đắt tiền bóng lộn đậu trước quán” [69, 33] nhưng có lẽ không chỉ các nhân vật trong tác phẩm mà cả người đọc cũng chưa để ý, dẫn đến bị “choáng”, “sốc” vì bất ngờ ở cuối tác phẩm.

Ngày đùa gây ấn tượng với người đọc bởi tác giả đã tạo được một sự bất ngờ ở

cuối tác phẩm. Phương và San đều là những người nghệ sỹ hết mình cho sàn diễn đến nỗi nhiều khi không phân biệt được “đâu là sàn diễn, đâu là cuộc đời”. San yêu và kính trọng Phương như thầy, “ngưỡng mộ thiếu điều chiêm bao cũng thấy” [64, 137]. Phương cũng yêu San mà không dám sống với tình yêu của mình: “khao khát yêu mà không dám yêu, khao khát sống mà không dám sống”, “thèm hạnh phúc nhưng không cho phép mình hạnh phúc” vì “một tâm hồn đầy đủ sẽ không thể diễn được một tâm tư giằng xé. Vì nghệ thuật đòi hỏi phải hi sinh cả cuộc đời mình” [64, 138]. Chờ đợi mãi, San cũng tập quên Phương. Phương hay gọi điện đùa San là anh chết. Ngày 1/4 này, khi được bạn bè báo Phương chết thì cô không tin nữa vì sợ bị lừa như năm ngoái, cho đến khi thầy Lưu gọi cô mới tin. Trước khi San chạy xe về thành phố, Trúc - một đồng nghiệp của San dặn chị “phải cẩn thận, đường đây về thành phố thì xa, đây trổ ra ngã tư là quốc lộ, xe cộ nhiều ghê lắm” [64, 141]. Một chi tiết nhỏ nhưng lại báo trước tai nạn “không bao giờ về nữa” của San sau đó, dù Phương đang đợi cô để “tặng một bó hồng đẹp nhất cho San và nói rằng, mười năm, anh hi sinh San cho nghệ thuật là một điều không công bằng. Bởi San là tất cả cuộc sống của anh” [64, 142]. Ngày đùa nhưng cái chết của San là thật, cái chết của niềm tin và tình yêu là thật. Ngay từ lúc đọc đến chi tiết đó, người

đọc đã cảm thấy cái bất trắc rình rập nhân vật và kết cục bi kịch là điều khó tránh khỏi.

Ngay trong đoạn mở đầu truyện ngắn Sầu trên đỉnh Puvan là chi tiết cái chết lặng lẽ và bí ẩn của tu sĩ Colègan, người đầu tiên thám hiểm đỉnh Puvan và chiêm ngưỡng những cây sầu nở hoa: “những đóa hoa sầu đẹp đến nỗi đáng đánh đổi cả cuộc đời người để được trông thấy chúng dù chỉ một lần” [69, 44]. Nên về sau, cái chết của Vĩnh khi đã được nhìn thấy những bông sầu là điều đã được báo trước, như sự ứng nghiệm những lời nguyền lưu truyền trong dân gian. Cái chết ấy không phải tại những bông sầu mà tại vì Vĩnh ngộ ra rằng mình chẳng còn gì để khát khao, chờ đợi trong cuộc đời này nữa, một tâm hồn yếu đuối đến bạc nhược, thiếu mục đích sống…

Truyện ngắn Ngày đã qua kể về những kỉ niệm buồn vui của một nhóm bạn chơi thân với nhau: Nguyên, Hòa, Chi, Thi, Tiệp. Tết năm nào họ cũng gặp nhau. Năm nay cũng thế, nhưng không khí không còn được vui vẻ như xưa. Cuộc hôn nhân của Thi và Tiệp tan vỡ vì những “chuyện lụn vụn trong cuộc sống vợ chồng”. Hòa và Chi thì vẫn đeo đẳng nỗi buồn hiếm muộn con cái. Nguyên yêu thầm Tiệp từ ngày đi học nhưng Tiệp để lòng thương Thi nên anh đã ở lại thành phố, bây giờ vẫn phòng không. Nhưng “Nguyên không có thời gian nữa, anh không còn chút gì để cho mình nữa. Anh gấp gáp lắm. Bắt đầu từ tháng Năm rồi, Nguyên mắc cái bệnh bồn chồn. Anh muốn làm cái gì đó, trước khi không kịp nữa. Làm cho những người mà anh yêu thương” [64, 131]. Chi tiết ấy báo trước một sự thật bất ngờ, khủng khiếp đối với nhóm bạn của anh, đó là anh đã bị ung thư phổi giai đoạn cuối nhưng cố giấu mọi người cho đến khi Hòa tình cờ phát hiện ra. Nó giải mã cho những uẩn khúc, khó hiểu trước cuộc sống vội vã, gấp gáp của anh trước đó mà vô tình cả người đọc lẫn các nhân vật khác trong truyện đều không để ý.

Như vậy, bằng những chi tiết được lựa chọn khéo, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hấp dẫn, gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng. Đặc biệt, ở những truyện ngắn không có cốt truyện, những chi tiết này lại

càng phát huy tác dụng, làm phát sáng chủ đề tư tưởng tác phẩm, khiến người đọc dễ nhớ, khó quên.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)