6. Đóng góp của luận văn
3.3.2.3. Xây dựng tình huống
Đối với nghệ thuật truyện ngắn, việc tạo ra được một tình huống truyện độc đáo, mới lạ để làm nổi bật chủ đề tác phẩm, tính cách, tâm trạng nhân vật là một trong những điều có ý nghĩa then chốt. Vì vậy, mỗi nhà văn đều luôn luôn tìm tòi, sáng tạo ra những tình huống truyện độc đáo.
Nhà văn Nguyên Ngọc đặc biệt đề cao tình huống: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt… Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày” [53, 99].
Nguyễn Ngọc Tư thường tạo nên những tình huống éo le trong đời sống nhằm thúc đẩy hành động tâm lý, bộc lộ cảm xúc suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật. Đó là tình huống của tâm trạng, là nguyên cớ để nhân vật thổ lộ, giãi bày những suy tư, trăn trở của mình.
Những nhân vật hay suy nghĩ, trăn trở nhiều nhất trong truyện của chị là những nhân vật chịu nhiều thua thiệt, éo le, ngang trái trong tình yêu, hạnh phúc gia đình. Họ yêu nhiều, hi sinh nhiều nhưng không được đền đáp xứng đáng, ngược lại còn gặp nhiều oan khiên, lỡ dở; tiêu biểu như trong các truyện ngắn: Huệ lấy chồng,
Duyên phận so le, Một mối tình, Chiều vắng, Cuối mùa nhan sắc, Nước chảy mây trôi, Nửa mùa…
Tình yêu của Diệp với thầy Nhiên (Nước chảy mây trôi) là một tình yêu đầy éo le, không được phép thổ lộ. Thầy và mẹ Diệp đã vượt qua bao lời đàm tiếu, kì thị của mọi người để đến được với nhau. Diệp không muốn làm “một cơn bão nữa, quật cho xơ rơ hai con người vốn đã vật lộn muốn đứt hơi với người đời” [66, 138]. Diệp chỉ biết yêu trong âm thầm lặng lẽ. Diệp tình nguyện đi dạy học ở nơi xa để làm dịu lại nỗi lòng tái tê và giữ trọn vẹn tình yêu của mình với thầy.
May trong Nửa mùacũng giấu kín trong lòng tình yêu với Tiên mà không dám nói ra vì: “Không ai nghĩ mù cũng biết thương nhớ, biết ngóng chờ (trong nỗi tuyệt vọng), rằng cái người đó, mùa mưa này liệu đã mỏi chân mà trở lại không ?” [66].
Đó là những người đàn ông sống nặng tình mà đời đầy thăng trầm, bất hạnh, như anh Hết trong Hiu hiu gió bấc, Trọng trong Một mối tình, Tư Nhớ trong Chiều
vắng, Phi trong Lý con sáo sang sông, Ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải… Hay những tình huống éo le khác trong công việc. Đó là những người nông dân Trảng Cò nặng tình với đất nhưng lại bị thu hồi đất làm khu du lịch sinh thái trong một quy hoạch treo dẫn đến bỏ hoang trong Lỡ mùa. Họ cử một đoàn đại biểu đi lên tỉnh gặp chủ tịch với bao tình huống cười ra nước mắt. Nhân vật có khi lại rơi vào tình huống trớ trêu: người nghệ sỹ bị đánh đồng với vai diễn (Chuyện vui điện
Có thể nói, tình huống trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư rất đời thường, giản dị nhưng lại góp phần hiệu quả trong việc bộc lộ tâm trạng, tình cảm các nhân vật. Bằng cách lựa chọn các tình huống éo le như thế, nhà văn đã chạm vào cái mạch ngầm sâu kín của thế giới tinh thần bí ẩn bên trong của con người, đem đến những nhận thức sâu sắc hơn cho người đọc về đời sống.