Mở đầu đơn giản, thú vị, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 57)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.2.1. Mở đầu đơn giản, thú vị, hóm hỉnh

Có những truyện Nguyễn Ngọc Tư mở đầu rất đơn giản, ngắn gọn như một dòng thông báo ngắn ngủi nhưng lại khiến người đọc tò mò tự đi tìm câu trả lời bằng cách tiếp tục dõi theo tiếp sau đây chị sẽ kể chuyện gì: Nỗi buồn rất lạ, Ngọn đèn không

tắt, Chuồn chuồn đạp nước…

Mở đầu Nỗi buồn rất lạ Nguyễn Ngọc Tư viết: “Vậy là ông Tư Đờ, giám đốc công ty xuất nhập khẩu bị bắt rồi”. Nghe như một sự ngạc nhiên, một lời than, một lời thắc mắc. Nó khiến người đọc đặt ra các câu hỏi: người này là ai, số phận như thế nào, vì sao bị bắt… Đọc xong mới vỡ ra một nỗi buồn cho những con người đã

từng kiên cường kinh qua chiến tranh, gian khổ lại ngã lòng, tha hóa bởi sức hút của đồng tiền không chính đáng.

Ngọn đèn không tắtcũng được mở đầu đơn giản như thế: “Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gửi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít”. Cách mở đầu như thế bản thân nó đã tạo đà cho tác giả tiếp tục dẫn dắt câu chuyện về nội dung lá thơ, về ông Hai Tương… Ở rất nhiều chuyện, Nguyễn Ngọc Tư thường mở đầu bằng cách kể những sự kiện xảy ra vào giữa hoặc cuối cuộc đời nhân vật, rồi sau đó mới quay lại hồi tưởng những giai đoạn khác trong cuộc đời nhân vật đó, khiến người đọc nhập tâm theo dõi để ráp nối lại cho hoàn chỉnh một câu chuyện.

Với Mối tình năm cũSầu trên đỉnh Puvan thì tác giả lại chọn cách mở đầu

như một tin vắn trên báo:

- “Đoàn làm phim tài liệu về nhà báo liệt sĩ Nguyễn Thọ tạm trú ở trụ sở ấp văn hóa. Họ đã ở lại Mỹ Hưng thêm năm ngày nhưng vẫn chưa mời được dì Thấm tham gia…” [67, 73]

- “Năm 1887, Colègan, một tu sĩ người Pháp đã đặt những bước chân đầu tiên thám hiểm đỉnh Puvan, Và lần đầu tiên trong đời, người đầu tiên trong lịch sử vùng đất, ông đã nhìn thấy cây sầu (Oghdgerygwbbvchfh gfdutvyt) nở hoa. Trong những đoạn ghi chép rời rạc, run rẩy, ông viết “những đóa hoa sầu đẹp đến nỗi đáng đánh đổi cả cuộc đời để được trông thấy chúng dù chỉ một lần”. Và ông ta chết ngay sau đó…” [69, 44].

Cách mở đầu này tạo được tính khách quan cho câu chuyện bằng giọng kể ở ngôi thứ ba, và ngay từ đầu cũng đã tạo được vấn đề, gây sự chú ý của độc giả.

Ở một số truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư có lối vào truyện rất hóm hỉnh, tạo được sự thú vị cho người đọc như: Chiều vắng,Nước chảy mây trôi. Cả hai truyện trên đều bắt đầu bằng chi tiết dì Út Thu Lý và Thúy - mẹ của Diệp than vãn về chuyện răng cỏ trống huơ trống hoác, không biết khi gặp người thương họ sẽ thế nào. Ta thấy ta vừa tủm tỉm cười vừa tò mò vì sao những người phụ nữ này lại bận tâm nhiều về nhan sắc thế khi tuổi không còn trẻ, nhưng khi hiểu ra lại thấy có chút

ngậm ngùi, đồng cảm. Vào truyện chỉ đơn giản thế, nhưng nhân vật hiện lên lại gần gũi, quen thuộc, ta cũng bị cuốn vào câu chuyện một cách hết sức tự nhiên.

Ở một vài truyện ngắn khác lại bắt đầu bằng truyện những cái tên: Cải ơi!, Đời Như Ý, Chuyện vui điện ảnh,Nửa mùa. Tác giả lí giải hóm hỉnh về những cái tên rồi để cho nhân vật xuất hiện tự nhiên. Sau khi đọc hết tác phẩm ta mới ngộ ra những cái tên và số phận con người thật chẳng có gì ăn khớp với nhau. Cách mở đầu như thế sẽ tạo điều kiện cho những chi tiết sau lắp ráp vào thật đơn giản, dễ dàng.

Một phần của tài liệu Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)