Yếu tố về chính sách ảnh hưởng đến phân luồng học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 28)

V. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác PLHS các trườngPTDTNT

3.Yếu tố về chính sách ảnh hưởng đến phân luồng học sinh

3.1. Chính sách và cơ chế

Năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 90- CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có quy định giáo dục chuyên nghiệp gồm có trung học chuyên nghiệp (THCN), trung học nghề và đào tạo nghề. Đào tạo trình độ THCN và trung học nghề thời gian có thời gian từ 3-4 năm với đầu vào là THCS, ra trường HS có thểđược cấp bằng THCN hoặc trung học nghề. Trong thời gian từ 1993 đến 2001, hệ thống các cơ sở đào tạo trung học nghề

phát triển mạnh thực hiện tốt công tác phân luồng sau THCS. Học sinh được học cả các môn văn hóa lẫn các môn học chuyên môn nghề nghiệp phù hợp cho đối tượng này. Sau khi Luật Giáo dục 1998 ra đời, hệ trung học nghề không còn nữa, việc phân luồng vào giáo dục nghề được thay thế bởi sự phát triển mở rộng quy mô giáo dục THPT, do không có cơ chế đào tạo liên thông, kèm theo sự thay đổi cơ quan đầu mối quản lý về dạy nghề và trong khi khả năng tiếp nhận của các trường CĐ, ĐH hạn chế

tạo cho phép các trường TCCN lúc bấy giờ tuyển cả học sinh tốt nghiệp THPT vào đào tạo trong các trường THCN và sau này là TCCN đều tốt nghiệp THPT.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đặt ra mục tiêu đối với trung học chuyên nghiệp “Thu hút HS trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005 và 15% năm 2010”, còn đối với việc dạy nghề phải “Thu hút học sinh THCS vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010. Chiến lược cũng chỉ ra phải hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, “tổ

chức phân luồng sau THCS và THPT”.

Để đẩy mạnh phân luồng học sinh vào các trường TCCN, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 7 giải pháp phát triển giáo dục TCCN tại Hội nghị toàn quốc các trường Trung học chuyên nghiệp năm 2000. Một trong các giải pháp này là mở rộng quy mô tuyển sinh và triển khai đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ, ĐH.

Sau 2 năm nghiên cứu triển khai đến năm 2002, công tác đào tạo liên thông được tiến hành thí điểm đầu tiên ở 6 cơ sởđào tạo CĐ và ĐH và sau hơn 5 năm triển khai thí

điểm Bộ GD&ĐT đã mở rộng quy mô đào tạo liên thông theo tinh thần của Luật Giáo dục năm 2005. Hiện tại chưa có đánh giá ảnh hưởng của việc đào tạo liên thông đến xu hướng chọn lựa con đường học nghề của HS, nhưng nhìn chung đào tạo liên thông được xã hội hoan nghênh và xem như một cơ chế thu hút HS vào học TCCN từ sau THCS và THPT.

Bên cạnh Luật Giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009, Luật Dạy nghề 2006 ra đời có một số nội dung khuyến khích phát triển dạy nghề như dạy nghề có 3 trình độ đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên, xã hội hóa công tác dạy nghề, kết cấu chương trình dạy nghề theo các modun và dạy nghề thường xuyên tạo điều kiện cho người học nghề.

Để khuyến khích mạnh hơn HS vào học TCCN, Bộđã chỉ đạo các địa phương và các trường thực hiện xét tuyển trong HS, tuyển sinh nhiều đợt trong một năm và cho phép các trường tuyển sinh trượt tốt nghiệp THPT và bỏ học giữa chừng để vào học THCN. Trong hai năm qua có khoảng 10.000 HS trượt tốt nghiệp vào học trong các cơ

sở đào tạo TCCN [16].

Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú. “Đối tượng là HS các trường THCS dân tộc nội trú, THPT dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi; học sinh tốt nghiệp THCS dân tộc nội trú và tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa được cử tuyển

học nghề nội trú, trong đó ưu tiên các đối tượng thuộc DTTS ở khu vực đặc biệt khó khăn..”. Hình thức tổ chức dạy nghề cho học sinh DTTS nội trú tại các cơ sở dạy nghề

công lập có đủđiều kiện dạy nghề, có chỗ ở nội trú cho HS và chỉ áp dụng cho những nghề với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên.

Có thể nói đây là một trong những giải pháp tốt giúp cho HS các trường PTDTNT sau tốt nghiệp THCS, THPT không có điều kiện và khả năng vào các trường CĐ, ĐH, TCCN đi học các trường, lớp dạy nghề ngắn hạn là rất phù hợp. Nhưng đến nay nhiều địa phương còn lúng túng trong việc triển khai chính sách này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học nghề của HS các trường PTDTNT.

3.2. Giáo dc hướng nghip trường ph thông và s phát trin các trung tâm GDTX, trung tâm KTTH-HN-DN GDTX, trung tâm KTTH-HN-DN

Năm 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số

126-CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. Quyết định này đã có tác động mạnh đến công tác HDHN trong thời kỳ trước đổi mới.

Công tác GDHN trong những năm qua được thực hiện thông qua các hình thức dạy nghề trong trường phổ thông, qua hoạt động lao động sản xuất, giới thiệu các ngành nghề. Đồng thời Bộ GD&ĐT ban hành các quy định khuyến khích HS tham gia học nghề phổ thông (NPT) để được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THCS, tuyển sinh THPT và thi tốt nghiệp THPT.

Ngày 7 tháng 8 năm 1991, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 1827/TCCB về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp-Dạy nghề (TTKTTH –HN). Quy chế này bổ sung thêm nhiệm vụ dạy nghề cho Trung tâm KTTH - HN trước đó.

Luật Giáo dục năm 2005, quy định chỉ có loại hình Trung tâm KTTH-HN làm công tác giáo dục HN, đồng thời quy định mục tiêu của giáo dục THCS phải có “...hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và HN để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” và mục tiêu của giáo dục THPT phải có “...những hiểu biết thông thường về kĩ thuật HN, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Thể chế hóa các chủ trương chính sách, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục và đào tạo đến năm 2010, trong đó đề cập nội dung mua sắm trang thiết bị phục vụ GDHN cho các trường PTDTNT cấp tỉnh.

Cho đến nay cả nước có 256 Trung tâm KTTH-HN trên địa bàn cấp huyện ra đời góp phần giáo dục định hướng nghề nghiệp và đào tạo cho HS, đặc biệt là HS ở những vùng miền núi.

Ngoài các Trung tâm KTTH-HN làm công tác dạy nghề, trên địa bàn cấp tỉnh, quận, huyện còn có Trung tâm GDTX vừa dạy chữ vừa dạy nghề và các Trung tâm dạy nghề. Tính đến nay cả nước có khoảng 66 trung tâm GDTX cấp tỉnh và 583 trung tâm GDTX cấp quận huyện. Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH, đến nay cả nước có 684 trung tâm dạy nghề chưa kểđến một nghìn cơ sở dạy nghề khác phủ kín hầu hết các huyện thị

trong cả nước. Trong những năm qua các trung tâm này đã góp phần nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực và khơi luồng cho HS học nghề [16]..

Các địa phương như Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Đắc Lắc và một số địa phương khác đã sáp nhập các loại hình trung gian nói trên phát huy được sức mạnh tổng hợp của các trung tâm này. Công tác quản lý cơ bản được tập trung, việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả hơn; đảm bảo tính liên thông giữa dạy nghề phổ thông và dạy nghề

ngắn hạn cho người học; học sinh tốt nghiệp THCS vừa được học văn hóa, vừa được học nghề, đặc biệt góp phần tích cực vào chủ trương phân luồng HS sau THCS.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 28)