III. Nguyên nhân
K ết luận Chương II: Trong một phần tư thế kỷ qua, hệ thống trườngPTDTNT ở
vùng dân tộc và miền núi được định hình, phát triển trưởng thành ngày càng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực người DTTS phục vụ cho yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của loại hình trường này đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyển sinh, GDHN, dạy nghề
và phân luồng HS trong các trường PTDTNT; chưa có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ
giữa các ngành, các cấp về quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ của tỉnh cho những năm trước mắt và lâu dài. Bởi vậy, trong một thời gian dài các trường PTDTNT còn lúng túng, bị động trong việc HN, phân luồng gần như mang tính chất tự phát, chất lượng và hiệu quả đào còn tạo thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu của loại hình trường chuyên biệt này.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÂN LUỒNG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PTDTNT I. Dự báo xu thế phân luồng học sinh sau THCS, THPT các trường PTDTNT I. Dự báo xu thế phân luồng học sinh sau THCS, THPT các trường PTDTNT 1. Dự báo xu thế phân luồng HS sau THCS vào các trường PTDTNT đến 2020
Dự báo quy mô học sinh cấp THCS của các trường PTDTNT từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là một trong các nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục ở vùng dân tộc. Chỉ có dựạ vào các mục tiêu định lượng này chúng ta mới có cơ sở để tính toán các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và đội ngũ GV. Từđó mới đề xuất được các giải pháp chiến lược có tính khả thi để thực hiện nhiệm vụ
giáo dục trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020.
1.1. Dự báo qui mô học sinh THCS các trường PTDTNTtừ nay đến năm 2020
Phát triển giáo dục có kế hoạch là một trong những biện pháp cơ bản để khắc phục sự mất cân đối giữa phát triển qui mô và các điều kiện bảo đảm. Dự báo qui mô HS các trường PTDTNT cấp THCS từ nay đến năm 2020 và tỷ lệ nhập học của HS các trường này vào trường PTDTNT cấp THPT đến năm 2020 sẽ giúp cho việc phân luồng HS sau THCS có căn cứ khoa học hơn, góp phần phát triển cân đối, hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc và nguồn lao động có kĩ thuật được đao tạo trong những năm tới phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc.
Tuy nhiên, theo dự báo về quy mô học sinh cấp THCS các trường PTDTNT đến năm 2020 như biểu đồ 6 cho thấy xu hướng tăng đều theo các năm. Đó là mục tiêu phát triển của loại hình trường này, đồng thời cũng thể hiện nhu cầu học tập chính đáng của con em đồng bào dân tộc có nguyện vọng được vào học trong các trường PTDTNT. Nhưng cũng phải hiểu rằng đối với loại hình trường PTDTNT được nhà nước đầu tư
xây dựng và tuyển chọn, nuôi dưỡng những học sinh ưu tú nhất những con em đồng bào các dân tộc vào học để tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng chứ
không khải là trường để nâng cao dân trí. Vì vậy, vấn đề đặt ra là khả năng đáp ứng về
CSVC và chất lượng đào tạo của loại hình trường này đạt ở mức độ nào, đặc biệt là trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập vào nền kinh tế của đất nước và ở vùng dân tộc.
Biểu đồ 6 : Dự báo qui mô học sinh THCS các trường PTDTNT đến năm 2020 70001 69000 67000 65000 62500 60500 58249 56000 54001 51999 46723 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.2. Dự báo cấp THCS dân tộc nội trú vào THPT dân tộc nội trú
Bằng phương pháp dự báo hồi quy, kết quả phân luồng học sinh THCS các trường PTDTNT huyện vào trường PTDTNT tỉnh, TW, THPT được thể hiện như hình vẽ trên cho thấy hai xu hướng. Thứ nhất, tỷ lệ học sinh vào các trường PTDTNT tỉnh, TW giảm đều nhưng không đáng kể giai đoạn 2011-2020, tuy vẫn chiếm khoảng 1/3 tổng số học sinh THCS. Thứ hai, tỷ lệ học sinh vào các trường THPT tăng lên, chiếm hơn một nửa số học sinh sau khi hoàn thành THCS. Như vậy, phương án 1 là sự phản ánh tương đối khách quan đúng chất lượng của HS trong các trường PTDTNT hiện nay. Nếu chúng ta chấp nhận như vậy thì việc tạo nguồn đào tạo cán bộ DTTS ngày càng
được nâng lên. Còn phương án 2 nếu các nhà quản lý, đặc biệt là các Sở GD&ĐT không có ý thức và quan điểm rõ ràng về công tác phân luồng như hiện nay thì tất yếu HS sẽ
chỉ vào trường THPT mà không chịu đi học nghề. Như vậy, sẽ không đáp ứng được mục tiêu đào tạo của hệ thống trường PTDTNT.
Nhìn vào biểu đồ 7 có thể thấy xu hướng HS sau tốt nghiệp THCS các trường PTDTNT huyện về địa phương giảm nhanh chóng kể từ sau năm 2007 và tiến tới “0”
vào năm 2015, trong khi đó tỷ lệ học sinh THCS vào các trường THCN, nghề lại tăng lên đáng kể.
1.3. Dự báo phân luồng học sinh sau THCS dân tộc nội trú vào TCCN, nghề
Đây là xu thế hết sức đáng mừng, vì trong thời gian tới sẽ không còn tình trạng HS sau tốt nghiệp THCS vềđịa phương mà không được tiếp được đào tạo những nghề
cần thiết để giúp cho các em có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế-xã hội ở địa phương. Điều này cũng cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục dần được nâng lên và thể hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với học sinh các trường PTDTNT trong việc định hướng, giúp cho khả năng tiếp cận giáo dục của nhóm học sinh dân tộc được nâng lên.
Biểu đồ 7: Dự báo PLHS sau THCS trường PTDTNT vào TCCN, nghề
0 5 10 15 20 25 Vào THCN, Nghề Vềđịa phương Vào THCN, Nghề 2.1 2.19 2.79 2.74 7.9 8.41 9.63 10.8 12.1 12.4 12.8 13.1 13.5 13.8 14.1 Vềđịa phương 23.7 20 19.7 18.6 11.2 8.08 5.43 2.79 0.15 0 0 0 0 0 0 2004 2005 2006 2007 2009 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo