Biện pháp 3 Đẩy mạnh phân luồng theo hướng liên thông trong đào tạo, thực hiện phân cấp quản lý cho từng địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 79)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Giải pháp Đổi mới các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp-dạy nghề phổ thông trong các trường PTDTNT

1.3. Biện pháp 3 Đẩy mạnh phân luồng theo hướng liên thông trong đào tạo, thực hiện phân cấp quản lý cho từng địa phương

hin phân cp qun lý cho tng địa phương

a) Mục tiêu của biện pháp

Đẩy mạnh công tác phân luồng và liên thông trong đào tạo giữa các trường PTDTNT với các trường PTDTNT, giữa các trường PTDTNT với các trường ĐH, CĐ

và TCCN dạy nghề một cách hợp lý nhằm tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực ở vùng dân tộc.

Thực hiện việc PLHS sau tốt nghiệp THCS và THPT các trường PTDTNT không có nghĩa là giới hạn những HS đã lựa chọn luồng phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân mà cần phải tạo cơ hội cho các em phát triển tiếp tục đạt được trình độ đào tạo cao hơn trong lĩnh vực ngành nghềđã chọn. Vì vậy, phải có sự liên thông không chỉ từ

THPT lên CĐ, ĐH mà còn phải tạo ra sự liên thông từ hệ thống các trường dạy nghề, TCCN và cao hơn là CĐ nghề nghiệp và ĐH nghề nghiệp. Chính sách liên thông về

chương trình đào tạo, trình độ đào tạo cho phép người học được học lên những bậc cao hơn và miễn trừ việc học lại những kiến thức và kĩ năng thu nhận được ở các bậc học dưới; cho phép cơ sở giáo dục nghề nghiệp được sử dụng nguồn lực một cách thông minh, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của HS.

Ở đây, xây dựng cơ chế liên thông ngay trong hệ thống các trường PTDTNT, trước hết phải bắt đầu từ trường PTDTNT cụm xã, trường PTDTNT huyện (cấp THCS)

đến trường PTDTNT tỉnh và Trung ương (cấp THPT). Trong đó phải lựa chọn được những HSDT thật sự ưu tú, có năng lực học tập tốt (lâu nay chúng ta lãng quên loại trường này). Sau tốt nghiệp tiểu học các trường PTDTNT cụm xã, các em sẽ là nguồn cung cấp đầu vào cho các trường PTDTNT huyện; tránh tình trạng để các địa phương cử

tuyển một cách tùy tiện làm cho GV của các trường này phải chịu áp lực trong việc dạy thêm để bù lấp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu kém. Có nâng cao được chất lượng đầu vào ngay từ cấp THCS trường PTDTNT thì sau tốt nghiệp, các em mới đủ sức thi tuyển vào các trường PTDTNT tỉnh và Trung ương. Khuyến khích những HS sau tốt nghiệp THCS các trường PTDTNT huyện không có điều kiện thi đỗ vào các trường PTDTNT tỉnh và Trung ương, vào TCCN, dạy nghề. Những trường này bảo đảm sau khi các em học xong vừa có bằng tốt nghiệp bổ túc THPT và có bằng trung cấp nghề. Trong quá trình học sẽ tạo điều kiện cho các em có thể học liên thông lên CĐ, ĐH. Như vậy, mới kích thích được HS vào học, giảm được sức ép cho các em thi trượt vào các trường PTDTNT tỉnh, dồn hết vào các trường THPT huyện, gây tốn kém, lãng phí tiền của nhà nước và HS.

Tổ chức liên thông giữa các trường PTDTNT cấp THCS, THPT với các trường CĐ, ĐH, và TCCN, dạy nghề của Trung ương và địa phương (ví dụ: HS tốt nghiệp đạt loại giỏi vào ĐH, loại khá vào CĐ, loại trung bình vào TCCN, số còn lại vào các trường dạy nghề). Những HS không có điều kiện học lên cần phải được đưa vào học nghề ngắn hạn nội trú từ 3 tháng đến dưới 12 tháng do các trường nghề, trung tâm dạy nghề của Sở

LĐTB&XH tổ chức trước khi các em quay trở địa phương có thể hòa nhập được với cuộc sống của gia đình, làng bản.

Cần có sự phân cấp mạnh mẽ cho các Sở Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường PTDTNT trong việc lựa chọn và thực hiện chương trình GDHN và TVN. Mỗi

địa phương có thể tự lựa chọn những nghề dạy cho HS với chương trình, tài liệu tự biên soạn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Sau khi dạy xong những nghề này cho HS thì bảo đảm các em đều được cộng điểm thi tốt nghiệp nhưđối với dạy nghề trong chương trình phổ thông hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)