Luồng vào trườngPTDTNT tỉnh,TW (cấpTHPT), THPT, bổ túc THPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 49)

- Đại học Công nghệ thông tin = 10,50%

2. Thực trạng phân luồng học sinh sau THC Sở các trườngPTDTNT

2.1. Luồng vào trườngPTDTNT tỉnh,TW (cấpTHPT), THPT, bổ túc THPT

Hệ thống các trường PTDTNT ở vùng dân tộc và miền núi gồm có trường PTDTNT cụm xã, trường PTDTNT huyện (cấp THCS), PTDTNT tỉnh (cấp THPT) và trung ương gồm 294 trường, trong đó có 238 trường PTDTNT huyện và cụm xã và số

HS tốt nghiệp THCS hàng năm vào khoảng 47.990 em. Lẽ thông thường số HS các trường PTDTNT cụm xã sẽ là nguồn cung cấp đầu vào cho các trường PTDTNT huyện, số HS các trường PTDTNT huyện sẽ là nguồn cung cấp đầu vào cho các trường PTDTNT tỉnh và Trung ương; một bộ phận HS còn lại sẽ vào các trường TCCN, dạy nghề. Tuy nhiên, hiện nay phương thức tuyển sinh vào các trường PTDTNT (cấp THCS) chủ yếu là xét tuyển. Phương thức này đã bộc lộ những yếu kém về chất lượng

đào tạo. Đối với các trường PTDTNT cấp THPT, có địa phương vẫn duy trì hình thức xét tuyển; nhiều địa phương khác có sự kết hợp giữa việc xét tuyển với thi tuyển, do đó số HS vào trường PTDTNT tỉnh có nơi chiếm tỷ lệ rất cao, nhưng cũng rất nhiều địa phương chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngay cả trong năm học 2009-2010, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS các trường PTDTNT huyện được thi tuyển và xét tuyển vào trường PTDTNT tỉnh (cấp THPT) và Trung ương vẫn còn thấp 27,8%.

Thực tế tuyển sinh trong những năm qua cho thấy, ác trường PTDTNT cấp THPT ở tỉnh nào có sự kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển thì chất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt. Song, có điều bất cập là số HS sau tốt nghiệp ở các trường PTDTNT huyện (cấp THCS) thi không thi đỗ vào trường PTDTNT tỉnh (THPT) chiếm tỷ lệ cao hơn. Để giải quyết tình thế này, nhiều Sở Giáo dục và Đào tạo đã “ điều tiết” cho HS vào học trong các trường THPT huyện hoặc các em tựđăng ký vào học bổ túc THPT tại các trung tâm GDTX, chứ không hướng cho HS vào TCCN, nghề. Vấn đề đặt ra là các nhà quản lý giáo dục cần phải có giải pháp phân luồng hữu hiệu để giúp các em thi không đỗ sẽ vào những ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn của địa phương đang đặt ra. Đúng như ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng trưởng, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động –Thương Binh và Xã hội) cảnh báo, nếu không làm tốt công tác PLHS thì không thể thực hiện được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Trong khi đó, thực tếđào tạo hiện nay của chúng ta vẫn đang theo kiểu

đào tạo cái mình có, chưa đào tạo cái xã hội cần.

Chỉ tính trung bình trong 4 năm học 2003-2007, số HS các trường PTDTNT cấp THCS sau tốt nghiệp vào trường PTDTNT tỉnh (cấp THPT), Trung ương chiếm tỷ lệ

trung bình là 48,88% (kể cả thi tuyển và xét tuyển). Số HS vào học ở THPT, bổ túc THPT tại các Trung tâm GDTX chiếm 41,57% (xem bảng 6 dưới đây):

Bảng 6: Luồng HS sau tốt nghiệp PTDTNT (cấp THCS) vào PTDTNT (cấp THPT), THPT và bổ túc THPT Năm hc Tt nghip THCS Vào PTDTNT tnh, TW (%) Vào THPT, BTTHPT (%) Vào TCCN, ngh Vđịa phương 2003-2004 5973 47,60 43,80 1,20 7,30 2004-2005 7745 48,20 39,90 1,70 10,10 2005-2006 9156 48,70 42,10 2,50 6,70 2006-2007 5885 50,90 40,50 2,70 5,90 Cộng TB 28759 48,85 41,57 2,02 7,53

Nguồn: Báo cáo tổng kết Hội nghị trường PTDTNT - 01/2008

0 10 20 30 40 50 60 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 PTDTNT tỉnh, TW THPT, BTTHPT Biểu đồ 1: HS tốt nghiệp PTDTN cấp THCS vào PTDTNT tỉnh, TW, THPT, BTTHPT

Nếu xét riêng ở từng địa phương thì số HS không thi đỗ vào các trường PTDTNT tỉnh mà phải vào các trường THPT và bổ túc THPT tại các trung tâm GDTX còn chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều. Kết quả khảo sát và báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo cho thấy, Lào Cai là một trong những tỉnh ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc có sự kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển với bước đi và cách làm thận trọng. Một mặt, vừa để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường; mặt khác vừa đảm bảo chếđộ chính sách ưu tiên đối với HS các dân tộc thiểu sốở vùng sâu, vùng cao biên giới khỏi bị thiệt thòi, nhưng đến nay tuyển sinh cũng chỉ đạt khoảng 26,50% số HS vào trường PTDTNT tỉnh, một bộ

phận phải vào các trường THPT, bổ túc THPT tại các Trung tâm GDTX huyện (51,50%), số còn lại phải vềđịa phương.

Tương phản với tỉnh Lào Cai là Hòa Bình, một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc chỉ cách thành phố Hà Nội 78 km, trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, khoa học kĩ thuật của cả

nước; họ có bước đi và cách làm riêng bằng cách kết hợp giữa xét tuyển với thi tuyển không chỉ đối với HS các trường PTDTNT huyện mà còn có cả HS của các trường THCS khác nên số HS vào trường PTDTNT tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong 6 năm học (từ 2003-2009), số HS tốt nghiệp các trường PTDTNT (cấp THCS) vào trường PTDTNT tỉnh là quá ít, chỉ chiếm 6,27%, số HS không đỗ của các trường PTDTNT huyện phải vào học ở các trường THPT chiếm tỷ lệ cao nhất trong hệ thống các trường PTDTNT cả nước 91,71%. Số HS này nếu được tư vấn hướng nghiệp và PLHS tốt sẽ

giúp các em vào học các trường TCCN, dạy nghề thì đỡ lãng phí tiền của Nhà nước và công sức của HS.

Tiếp theo là Quảng Nam, một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, hàng năm số HS các trường PTDTNT huyện vào trường PTDTNT tỉnh chiếm tỷ lệ còn thấp 18,08%; số HS phải vào trường THPT, bổ túc THPT chiếm 72,56%, đứng thứ 3 sau các trường PTDTNT huyện của các tỉnh Hòa Bình, Bắc Cạn. Liền kề với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là trường PTDTNT tỉnh Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ, hằng năm số HS sau tốt nghiệp THCS trường PTDTNT huyện vào trường PTDTNT tỉnh cũng chiếm tỷ lệ lớn 75,50%. Số HS vào THPT, trung tâm GDTX chiếm tỷ lệ không đáng kể

khoảng 2,1% ( xem bảng 7): Bảng 7 : Tình hình PLHS các trường PTDTNT cấp THCS (2003-2009) Trường PTDTNT (cấp THCS) Tên tỉnh Số HSTN THCS Vào PTDTNT tỉnh, TW (%) Vào THPT, GDTX (%) Vào TCCN, nghề (%) Số HS vềđịa phương (%) Lào Cai 2790 26,50 51,50 4,95 17,05 Bắc Cạn 1145 15,54 77,51 0,34 6,61 Quảng Ninh 1236 35,23 33.50 1,03 30,24 Sơn La 2659 20,60 54,20 2,60 22,60 Hòa Bình 2420 6,27 91,71 1,49 0,53 TT-Huế 2437 18,08 72,56 2,25 7,10 Quảng Nam 2437 18,08 72,56 2,25 7,10

Quảng Ngãi 1100 42,65 44,50 8,20 4,70

Gia Lai 2925 23,61 49,93 19,10 7,36

Đồng Nai 385 75,50 2,10 15,83 6,57

Trà Vinh 1214 34,45 61,51 2,13 1,91

Cộng TB 20278 31,86 53,50 5,21 9,52

Nguồn: Báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo 2009

Như vậy, số HS của các trường PTDTNT huyện vào trường PTDTNT tỉnh với tỷ lệ lớn sẽ không tránh khỏi chất lượng yếu kém làm ảnh hưởng đến công tác hiệu quả đào tạo và công tác phân luồng HS. Các sở giáo dục và đào tạo cần phải nhìn nhận lại vấn đề quản lý chỉ đạo về việc định hướng nghề và PLHS ở loại hình trường chuyên biệt này một cách nghiêm túc thì mới đạt được mục tiêu đào của nhà trường và yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước ở vùng dân tộc.

Biểu đồ 2: Số HS tốt nghiệp THCS vào các trường PTDTNT tỉnh, THPT, bổ túc THPT

Vào PTDTNT tỉnh, TW Vào THPT, GDTX Vào TCCN, nghề Số HS vềđịa phương

Từ số liệu, biểu đồ và những phân tích trên cho thấy, công tác tuyển sinh và PLHS trong các trường PTDTNT (cấp THCS) còn nhiều bất cập, có nơi tuyển rất nhiều, nhưng cũng có nơi tuyển rất ít HS vào các trường PTDTNT tỉnh. Điều đó chứng tỏ chưa có sự quản lý chỉ đạo thống nhất từ Bộđến các Sở GD&ĐT trong công tác tuyển sinh và vấn đề nâng cao chất lượng của hệ thống trường này. Nhiều địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong một tỉnh để quy hoạch và có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc. Hiệu quảđào tạo thấp, cơ cấu đội ngũ cán bộ và nguồn

nhân lực bị mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng dân tộc và miền núi. Nếu tình trạng trên không được chấn chỉnh kịp thời thì sẽ gây lãng phí rất lớn về tiền của Nhà nước nuôi dạy học sinh trong 4 năm học ở trường PTDTNT (cấp THCS) và 3 năm học ở cấp THPT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)