Giải pháp Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên HN-DN, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong các trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 86)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

3. Giải pháp Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên HN-DN, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trong các trường PTDTNT

3.1. Bin pháp 1: Đào to, bi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng nghip - dy nghtrong các trường PTDTNT trong các trường PTDTNT

a) Mục tiêu của biện pháp

Trong những năm qua, nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước đã khẳng định vai trò rất quan trọng của công tác GDHN, dạy nghề và PLHS trong các trường phổ thông ở

nước ta. Tuy nhiên, đội ngũ GV làm công công tác GDHN và dạy nghề phổ thông trong các trường PTDTNT còn gặp nhiều khó khăn, bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,....Có thể nói hoạt động HN-DN ở các trường PTDTNT hiện nay kém hiệu quả, phần lớn do GV không được đào tạo chính quy, bài bản mà chủ yếu là kiêm nhiệm. Nhiều GV cho rằng việc kiêm nhiệm này như là một nghề “tay trái”, nghề làm thêm. Vì vậy,

nghiệp- dạy nghề trong các trường PTDTNT đạt chuẩn đào tạo, có hiểu biết về những ngành nghề cần phát triển ở địa phương vùng dân tộc.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Muốn có được chất lượng đào tạo, trước hết phải nhìn vào đội ngũ GV. Vai trò của GV trong công tác đào tạo nghề là vô cùng quan trọng. Quy chế tổ chức và hoạt

động của TTKTTH – HN, Điều 26 Chương IV nêu rõ:

- Giáo viên dạy kỹ thuật và hướng nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học.

- Về trình độđào tạo của GV dạy NPT phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng kỹ thuật; là nghệ nhân, công nhân bậc cao đã được bồi dưỡng về

nghiệp vụ sư phạm. Theo quy chế của Bộ thì hoạt động chủ yếu của đội ngũ GV dạy nghề bao gồm nhiệm vụ sau:

+ Giảng dạy lý thuyết chuyên môn. + Dạy thực hành nghề.

+ Tổ chức và quản lý HS lao động sản xuất gắn với nghề nghiệp. + Tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học.

Để thực hiện được các yêu cầu trên, người GV dạy nghề phải thực sự là: Nhà sư

phạm, Nhà kỹ thuật, Người công nhân, Nhà quản lý. Trong khi đó, phần lớn GV làm công tác HN-DN của các trường PTDTNT không đạt được các quy định của Điều 26 trên, vì thế, một mặt phải tuyển chọn sinh viên đi đào tạo về GDHN theo hướng chuẩn hóa. Mặt khác, phải bồi dưỡng cho những GV kiêm nhiệm có được kiến thức cơ bản về

công tác hướng nghiệp theo Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm KTTH-HN. Để

phát huy được những điểm mạnh và khắc phục một số vấn đề còn tồn tại, trong thời gian tới cần phải làm tốt những việc sau:

- Xây dựng kế hoạch để từng bước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV làm công tác HN, dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với Quy chế tổ chức hoạt động của các trung tâm KTTH-HN; phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đáp

ứng ngày càng cao về chất lượng GDHN và PLHS các trường PTDTNT ở từng địa phương vùng dân tộc. Trong đó, phải đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

- Tạo điều kiện để GV có cơ hội tiếp cận với các thông tin mới nhất, liên quan

vùng dân tộc. Đồng thời giúp cho đội ngũ GV này có điều kiện đi giao lưu với các cơ sở

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các đoàn thể xã hội; tham quan học tập các điển hình tiên tiến về công tác GDHN, PLHS để về vận dụng sáng tạo vào trường mình.

- Bồi dưỡng về kiến thức: đối với những GV kiêm nhiệm không chỉ bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn mà còn phải bồi dưỡng cho họ về nội dung chương trình GDHN, tư vấn hướng nghiệp- dạy nghề. Trong quá trình bồi dưỡng phải giúp cho họ

biết đánh giá được nhu cầu, xu hướng nghề của HS, thiết kế chương trình giảng dạy phần mền của địa phương; hướng dẫn, kiểm tra đánh giá; sử dụng thiết bị dạy học, khả

năng giao tiếp và trình bày trên lớp.

- Bồi dưỡng về phương pháp: tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV làm công tác HN- DN trong các trường PTDTNT theo định kỳ hàng năm, nhất là trong các dịp hè với các phương pháp sau:

+ Phương pháp thảo luận nhóm: là phương pháp dạy học có sự tham gia tích cực của HS, giúp cho các em có thể chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, xu hướng nghề

nghiệp của bản thân với bạn bè trong quá trình trao đổi thảo luận để đi đến quyết định lựa chọn nghề một cách tự tin hơn.

+ Phương pháp đóng vai: Đóng vai là mô phỏng lại các hành động để HS trực tiếp tham gia thấy rõ ý nghĩa của những quyết định, việc làm của người HS sau mỗi cấp học. Trong phương pháp đóng vai, HS diễn tả lại thái độ của người khác ở những tình huống cho trước. Qua các hoat động này giúp cho HS có được những ấn tượng sâu sắc hơn về nghề nghiệp mà bản thân sẽ lựa chọn.

- Bồi dưỡng kĩ năng sư phạm: Kĩ năng soạn bài; kĩ năng đặt câu hỏi; kĩ năng giao tiếp, sử dụng lời đáp, điệu bộ hoặc nhắc lại lời nói của HS; kĩ năng sử dụng các phương tiện dạy học; kĩ năng đánh giá.

- Biên soạn lại hệ thống giáo trình chuẩn cho GV làm công tác GDHN đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp và PLHS.

3.2. Bin pháp 2: Tăng cường công tác kim tra, đánh giá hiu qu các hot động HN- DN trường PTDTNT HN- DN trường PTDTNT

a) Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra là khâu đặc biệt trong quá trình quản lý, giúp người quản lý nắm chắc thực trạng; kiểm tra có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân để có biện pháp quản lý hiệu quả. Đánh giá là xem xét lại kết quả thực hiện hoạt động của trường

PTDTNT có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không. Đồng thời thu thập và xử lý thông tin về kết quả hoạt động của các trường PTDTNT trong công tác HN-DN và PLHS. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác kiểm tra đánh gía các hoạt động HN-DN hầu như còn bỏ

trống. Vì thế, cần phải có kế hoạch kiểm tra, đánh gía hiệu quả của công tác HN –DN và phân luồng HS trong các trường PTDTNT.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDHN-DN ở trường PTDTNT là kiểm tra các biện pháp trong và ngoài nhà trường xem HS nhận thức được đến đâu về các hoạt

động HN, đặc biệt là so sánh giữa việc học lý thuyết với thực tế lựa chọn nghề nghiệp

để thi vào các trường ĐH, CĐ, TCCN, các trường nghề của HS có đúng với nhận thức

đó hay không? Trong học nghề và sau khi kết thúc một nghề cần xem xét đến kĩ năng thực hành của HS có thành thạo với các thao tác kĩ thuật đó hay không? Qua việc kiểm tra HS chúng ta có thể đánh giá được năng lực của GV làm công tác HN-DN. Lâu nay hầu như các Sở GD&ĐT chỉ chú ý đến công tác kiểm tra chuyên môn, thường coi nhẹ

công tác kiểm tra này dẫn đến các hoạt động HN-DN ở trường PTDTNT bị lỏng lẻo, hình thức, ít hiệu quả. Vì thế trong thời gian tới cùng với kiểm tra chuyên môn, phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác HN, TVHN sát xao hơn nữa, coi đây là một trong các tiêu chí thi đua kỷ luật hay khen thưởng đối với các trường PTDTNT.

Để đánh giá các hoạt động HN-DN, TVHN và PLHS có hiệu quả, các Sở

GD&ĐT cần phải chú ý các nội dung sau:

- Xây dựng thành phần tham gia kiểm tra: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đại diện các trung tâm KTTH-HN huyện hoặc tỉnh.

- Xác định nội dung kiểm tra các hoạt động HN-DN, TVHN, tình hình tổ chức PLHS của nhà trường hàng năm.

- Thời gian kiểm tra: Kiểm tra giữa học kỳ I hoặc vào cuối tháng 4 hàng năm. - Về phương pháp kiểm tra: là hoạt động kiểm tra thông thường như công tác kiểm tra chuyên môn nên không có nhiều thủ tục rườm rà như các hoạt động khác mà tập trung vào việc rà soát lại các hoạt động hướng nghiệp, TVHN, định hướng PLHS, kiểm tra hệ thống hồ sơ, sổ sách và hồ sơ của HS xin thi vào các trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề. Sau kiểm tra, đánh giá có thể thông báo cho toàn ngành về những trường làm tốt và chưa tốt về công tác GDHN, PLHS để kịp thời động viên khen thưởng những điển hình tốt cho các trường khác học tập.

4. Gii pháp 4: Đa dng hóa các loi hình đào to, nhm to s hp dn, thu hút HS các trường PTDTNT ngay t khi còn đang hc THCS và THPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)