Biện pháp 1: Đổi mới chương trình hướng nghiệp, đặc biệt là TVHN trong các trường PTDTNT theo hướng thiết thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 74)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Giải pháp Đổi mới các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp-dạy nghề phổ thông trong các trường PTDTNT

1.1. Biện pháp 1: Đổi mới chương trình hướng nghiệp, đặc biệt là TVHN trong các trường PTDTNT theo hướng thiết thực

a) Mục tiêu của biện pháp

Phải đổi mới chương trình HN, TVHN theo hướng thiết thực, giúp cho HS biết lựa chọn được nghề nghiệp đúng với nguyện vọng, sở trường của bản thân, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vùng dân tộc và miền núi.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để khắc phục được những tồn tại, hạn chế về công tác hướng nghiệp ở các trường PTDTNT trong những năm qua, phải khẩn trương chuẩn bị xây dựng chương trình GDHN mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời chương trình HN phải được trang bị kiến thức phổ thông, cơ

bản, hiện đại, cần thiết về lĩnh vực ngành nghề, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của địa phương vùng dân tộc.

Chương trình HN mới phải xây dựng trên nền tảng các chuẩn mực về kiến thức phổ thông, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp.Việc chuẩn hóa chương trình không tách rời việc đa dạng hóa phương thức thực hiện tùy theo đặc điểm vùng miền, dành phần mềm cho địa phương; đặc biệt là tăng thời lượng thực hành nhiều hơn, giúp các em sau khi học xong nắm được kĩ năng cần thiết, tự tin hơn để bước vào cuộc sống ở bản làng, quê hương. Bên cạnh đó cần trang bị cho HS những kĩ năng tìm kiếm, sử lí thông tin về

trường lao động, đặc biệt là kĩ năng tựđánh giá, lựa chọn nghề. Từng bước tăng tỷ trọng HS lựa chọn vào học các trường TCCN và trường dạy nghề hàng năm, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc.

Phải tăng cường hơn nữa việc tổ chức GDHN cho HS các trường PTDTNT qua các môn văn hóa, các hoạt động LĐSX, các hoạt động HN ở trong và ngoài nhà trường một cách cụ thể, thiết thực. Khi giới thiệu về nghề nghiệp, phải có sự lựa chọn những nghề tiêu biểu của từng địa phương, nội dung mỗi nghề cũng như yêu cầu của nghềđặt ra cho các em lựa chọn. Nhiệm vụ này sẽ được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau để các em có thể lĩnh hội được. Việc mở rộng thế giới nghề nghiệp sẽ giúp HS khắc phục tình trạng hạn hẹp của gia đình, làng bản, trình độ kém phát triển về nghề

nghiệp ở khu vực nơi trường đóng, v.v…Nâng cao nhận thức nghề nghiệp không phải là hướng tất cả HS các trường PTDTNT vào sự ham thích đối với một nghề nào đó mà làm sáng tỏ ý nghĩa xã hội của mỗi nghề nghiệp và những chuẩn mực đòi hỏi của nghề. Trong hoạt động HN cần tạo điều kiện để HS trực tiếp tham gia vào hoạt động xã hội nhằm bước đầu hình thành năng lực thích ứng nghề cho HS các trường PTDTNT.

- Về công tác tư vấn hướng nghiệp: Có thể nói tư vấn hướng nghiệp là nhiệm vụ

cơ bản, trọng tâm đối với giáo dục hướng nghiệp bởi lẽ mục tiêu cao nhất của GDHN là tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ để HS chọn được nghề, ngành học và chọn được trường. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức lại các trung tâm TVHN theo hướng thiết thực nhằm tạo điều kiện cho HS trường PTDTNT tiếp cận được thông tin về hệ thống ngành nghề, yêu cầu liên quan đến hoạt động nghề nghiệp như thị

trường lao động, nhu cầu tuyển dụng...Trên cơ sởđó, HS có thể tìm kiếm được thông tin “tư vấn”, tựđánh giá khả năng của bản thân, từ đó các em có thể lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với nguyện vọng, năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội.

Thành lập các trung tâm TVHN độc lập hoặc nằm trong Trung tâm KTTH-HN huyện, tỉnh làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS phổ thông nói chung và các trường PTDTNT nói riêng. Mỗi trường PTDTNT cần thiết thành lập một tổ tư vấn hướng nghiệp với đầy đủ các cơ sở vật chất, thiết bị máy móc tối thiểu giúp HS biết

định hướng nghề cho tương lai được sát hợp với khả năng, nguyện vọng và sở trường. Có như vậy, các em mới không lúng túng, bị động trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mỗi khi mùa thi đến.

Mỗi trường PTDTNT cần thành lập một trang tin điện tử (Website) giúp HS dễ

ĐH, CĐ, TCCN; dễ dàng định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Trang tin điện tử này cũng sẽ cung cấp cho HS những công cụ tự trắc nghiệm và đánh giá năng lực của mình

để quyết định lựa chọn trường, khối thi và ngành nghề phù hợp nhất với mỗi HS. Thêm vào đó, cần sớm đưa các trung tâm phân tích, dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực vào hoạt

động để tạo nguồn thông tin phong phú cho việc lựa chọn ngành nghề của HS các trường PTDTNT. Phải có bước đi và cách làm cụ thể trong công tác TVHN cho HS các trường PTDTNT.

Xây dựng các văn bản chỉ đạo về công tác PLHS, chuẩn bị cho các em lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn trong tương lai. Tinh giản những nội dung học tập không phù hợp đối với HS các trường PTDTNT; gia tăng phần mềm địa phương, giành thời lượng thích đáng cho các hoạt động HN- DN (không chỉở lớp 11 như chương trình hiện hành) nhất là các nghề về nông, lâm, ngư nghiệp, y tá thôn bản. Có cơ chế phối hợp giữa các trường PTDTNT và các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề ở các địa phương vùng dân tộc, miền núi và việc sử dụng HS sau khi ra trường. Đây là những

điều kiện cơ bản giúp cho HS các trường PTDTNT cấp THCS, THPT lựa chọn nghề

nghiệp.

Trong quá trình TVHN cho HS, phải biết lựa chọn những nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phù hợp với nguyện vọng sở trường của các em. Phải dạy nghề một cách bài bản, có chất lượng theo hướng hành dụng, chứ

không dạy một cách hình thức, chạy theo cộng điểm cho học sinh thi tốt nghiệp.

Ngoài hệ thống trung tâm TVHN và trang tin điện tử nói trên, cần coi trọng vai trò tư vấn của gia đình, bạn bè và các tổ chức xã hội. Phối hợp với các ngành có liên quan như các doanh nghiệp, trường ĐH, CĐ làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn cho các bậc cha mẹ, cộng đồng nội dung, cách thức định hướng nghề nghiệp cho HS. Một khi cha mẹ, bạn bè hiểu đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và PLHS đối với các trường PTDTNT thì mới góp phần định hướng tốt cho con em họ trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của HS và yêu cầu phát riển kinh tế-xã hội ởđịa phương vùng dân tộc.

1.2. Bin pháp 2: Đổi mi hot động hướng nghip phi đi đôi vi vic nâng cao nhn thc cho cán b qun lý giáo dc, lãnh đạo cng đồng v hot động hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)