- Đại học Công nghệ thông tin = 10,50%
3. Thực trạng phân luồng học sinh sau THPT ở các trườngPTDTNT tỉnh
3.3. Luồng HS tốt nghiệp PTDTNT (cấpTHPT) tham gia LĐSX ở địa phương
Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ văn hóa khoa học kĩ thuật và một nguồn nhân lực có tay nghề cao. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác phân luồng HS mà trước hết là đối với HS trong các trường PTDTNT còn nhiều hạn chế, bất cập.
Để khắc phục được những tồn tại trên, một số địa phương đã cố gắng tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng GDHN, dạy nghề và PLHS. Song số HS phải trở về địa phương chưa được đào tạo nghề vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Tính trung bình trong 4 năm học 2003-2007 số HS ở cấp học này trở vềđịa phương chiếm 38,7%. Nếu xét riêng
ở từng tỉnh trong khoảng thời gian này thì số HS phải trở vềđịa phương còn chiểm tỷ lệ rất cao như tỉnh Bắc Cạn trung bình là 80,2%, Thừa Thiên Huế là 75,4%...
Nhiều địa phương có tiềm năng và thế mạnh như Quảng Ninh, một tỉnh ở khu
Đông Bắc của nước ta có Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới, là cơ sở để phát triển ngành du lịch lớn của nước ta. Đây cũng là khu công nghiệp khai thác than lớn nhất trong cả nước. Đồng thời còn là một tỉnh có nhiều tài nguyên rừng với các lâm sản nhiệt đới gió mùa phong phú và cây dược liệu quý có thể
mở ra nhiều hướng đi cho HS các trường PTDTNT học các ngành nghề khác nhau. Ngược lại, số HS phải trở về địa phương chiếm tỷ lệ cao 71,07%, đứng rhứ 2 sau tỉnh Bắc Cạn và Thừ Thiên-Huế (năm học 2003-2009), làm cho chúng ta đáng phải suy nghĩ. Khác với Quảng Ninh, Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có nhiều trung tâm công nghiệp, lại ở gần các thành phố công nghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương nhưng số HS tốt nghiệp THPT trường PTDTNT tỉnh phải trở về địa phương còn chiếm tỷ lệ cao 42,37% (tính trung bình trong 6 năm học 2003-2009 ). Tuy nhiên, trong Hội nghị giao ban của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tỉnh Bình Phước, ngày 29 tháng 10 năm 2010 đánh giá về công tác PLHS các trường PTDTNT, số HS sau tốt nghiệp THPT phải trở về địa phương chiếm tỷ lệ trung bình là 36% chưa qua đào tạo nghề. Tỷ lệ này so với 4 năm (2003-2007 là 38,7% giảm đi với tỷ lệ không đáng kể).Vì thế, các trường PTDTNT cần đổi mới công tác hướng nghiệp –dạy nghề một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa. Cần phải tư vấn hướng nghiệp cho HS có học lực trung bình không nên lao theo xu hướng cứ nhất thiết phải thi vào ĐH mà ưu tiên chọn, đăng ký thi vào các trường dạy nghề, trường TCCN để trở thành những cán bộ và nguồn nhân lực có tay nghề đủđáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở vùng dân tộc. Trước mắt, phải phấn đấu (bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo) nhằm giảm tỷ lệ HS không
được đào tạo tiếp tục, nhiều nhất là còn dưới 10% và cần có nhiều biện pháp chuẩn bị đào tạo nghề nghiệp trong lúc các em học ở trường PTDTNT cũng như sau khi tốt nghiệp. Tổ chức các lớp học nghề ngắn hạn tập trung từ 3 đến 9 tháng hoặc 12 tháng theo Quyết định số 267/2005/QĐ- TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách dạy nghềđối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú” giúp cho các em có điều kiện học tập sau khi học ở trường PTDTNT để trở về quê hoặc tiến hành
các khóa đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề như nuôi dê, nuôi lợn, may mặc, trồng nấm, trồng cây ăn quả, chế biến, trồng cây thuốc, dệt thổ cẩm…cho các em ra trường như dự
án của Trung tâm hỗ trợ giáo dục miền núi (Hội Khuyến học Việt Nam ) đã tiến hành năm 2003-2004.
Tình trạng một số đông HS các trường PTDTNT tỉnh đã tốt nghiệp không được tiếp tục đào tạo nghề và không được hỗ trợ trong quá trình lập nghiệp ở quê nhà là sự
lãng phí rất lớn về số tiền của nhà nước cũng như thời gian, công sức của HS trong những năm học ở trường PTDTNT cấp THPT (chi phí thường xuyên ở trường PTDTNT cho đào tạo một em mỗi năm tới hàng chục triệu đồng chưa kể kinh phí đầu tư xây dựng cho mỗi trường PTDTNT tốn tới hàng chục tỷđồng).
Như vây, công tác PLHS ở các trường PTDTNT chưa có sự đồng thuận về tư
tưởng và nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và cộng đồng về vị trí, vai trò của công tác PLHS đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương vùng dân tộc. Việc chỉ đạo công tác PLHS của các Sở GD&ĐT chưa có hoặc được chưa cụ thể hóa trong quy hoạch đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực. Do đó, trường PTDTNT cũng chưa phát huy được hết vai trò trong việc tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS cho các vùng này.