M ục tiêu của giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 90)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

a) M ục tiêu của giải pháp

Trong công cuộc đổi mới của nước ta, với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã mở ra một thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, ở

vùng dân tộc và miền núi nhiều ngành nghề vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu. Vì thế, cần thiết phải phát triển nhiều loại ngành nghề đào tạo trên địa bàn vùng dân tộc với một cơ chế mở nhằm thu hút HS lựa chọn được ngành nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của các em ngay từ khi còn đang học ở các trường PTDTNT.

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Hiện nay, chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường PTDTNT còn thấp do nhiều nguyên nhân khác nhau (công tác tuyển sinh, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, trình độ GV, thái độ học tập của HS, thậm chí kể cả chính sách ưu tiên, v.v...). Vì vậy, trong thời gian tới phải kiểm soát chặt chẽ hơn về công tác tuyển sinh cuối cấp tiểu học vào các trường PTDTNT huyện, nhất là sau cấp THCS vào trường PTDTNT tỉnh và Trung ương (cấp THPT).

Trên cơ sở quy hoạch đào tạo cán bộ DTTS và nguồn nhân lực của địa phương, sở giáo dục và đào tạo cần chỉ đạo các trường PTDTNT định hướng nghề và PLHS ngay từ cấp THCS. Những HS khá giỏi có khả năng học tiếp lên các trường PTDTNT tỉnh, trung ương, cao đẳng, đại học; còn những HS không đủ khả năng thì vào các trường TCCN, dạy nghề dài hạn hoặc ngắn hạn phù hợp với nhu cầu đào tạo cán bộ của huyện, xã, bản. Số HS không có điều kiện học lên, phải trở về địa phương thì các trường PTDTNT chuẩn bị hành trang cho các em ra trường như bổ túc kiến thức kĩ thuật, những thông tin về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để các em có thể hòa nhập một cách nhanh chóng với cuộc sống ở quê hương, làng bản. Xây dựng mối liên hệ giữa HS ra trường với nhà trường để

chia sẻ kinh nghiệm và động viên các em trong quá trình trưởng thành ở quê hương, làng bản.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo như TCCN, dạy nghề dài hạn, ngắn hạn, nghề truyền thống, kể cả các nghề đi xuất khẩu lao động nhằm tạo sự hấp dẫn, thu hút HS các trường PTDTNT. Trước mắt, củng cố và phát triển các trường TCCN và trường nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó có quy định những ngành nghề lấy HS tốt nghiệp cấp THCS. Học sinh THCS vào TCCN vừa học văn hóa THPT vừa học

cấp THPT vào đào tạo ngắn hạn, nhất là những nghềđòi hỏi nhiều về kĩ năng, thái độ và phẩm chất nghề nghiệp. Tuy nhiên, cần nghiên cứu lựa chọn những kiến thức văn hóa cơ bản, tối thiểu sát hợp với ngành nghề mà HS phải học để giảm tải cho các em. Tổ

chức dạy nghề lưu động cho HS các trường PTDTNT phải quay về địa phương không qua đào tạo nghề.

- Củng cố và phát triển các trung tâm KTTH-HN-DN huyện, tỉnh. Nghiên cứu sát nhập các trung tâm GDTX vào các trung tâm KTTH-HN-DN để có điều kiện đầu tư

CSVC, đội ngũ GV.... Liên kết với các trung tâm Khuyến lâm, khuyến ngư, các doanh nghiệp của nhà nước và tư nhân, hộ gia đình, các cơ sở dạy nghề của Bộ LĐ, TB&XH

để dạy nghề cho HS.

- Nâng cao định mức kinh phí đào tạo ngắn hạn để động viên HS trong học tập,

đồng thời điều chỉnh nội dung và thời gian đào tạo cho phù hợp với các đối tượng học sinh có năng lực và trình độ khác nhau. Tăng cường công tác quản lý chất lượng đào tạo và tập trung đánh giá, xác định ngành nghề phù hợp cho từng địa phương. Trước mắt, cần xây trung dựng tập các trường dạy nghề cho học sinh DTTS và HS người Kinh, tạo

điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo.

- Khuyến khích cho số HS sau tốt nghiệp THCS và THPT các trường PTDTNT phải trở về địa phương vào học nghề ngắn hạn tại các trung tâm KTTH-HN-DN phù hợp đối với vùng dân tộc và miền núi. Phát huy kinh nghiệm gắn học chữ với học nghề, một số địa phương đã chủ động sáp nhập Trung tâm GDTX, Trung tâm KTTH-HN và Trung tâm dạy nghề như tỉnh Phú Yên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Đắc Lắc...Đặc biệt, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An kết hợp cho học sinh TCCN học chương trình BTVH và học chương trình chuyên môn để khi ra trường vừa có bằng bổ túc THPT và bằng tốt nghiệp TCCN rất có hiệu quả. Như vậy số HS ở lại địa phương sẽ trở thành lực lượng lao động có văn hóa, khoa học kĩ thuật ở quê hương vùng dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)