CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 163)

II. TRÌNH BÀY BÁO CÁO ĐỀ DẪN: Ông Trần Thanh Phúc CVC

13. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Tiếp cận hệ thống: Trong tiếp cận hệ thống, phân luồng được nghiên cứu với tư cách là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân, có quan hệ tương tác với các phân hệ khác của hệ thống giáo dục quốc dân: Giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, vì vậy phải chú ý đến xu hướng phát triển giáo dục phổ thông và

ĐH, CĐ, THCN, dạy nghề. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân luồng thực chất là hướng nghiệp (định hướng, tư vấn, lựa chọn nghề) nó có quan hệ tương tác và phụ thuộc vào các hệ thống lớn: Chính trị, kinh tế-xã hội, nhu cầu nguồn nhân lực ở vùng dân tộc.

- Tiếp cận kinh tế-xã hội: Trong cách tiếp cận này, phân luồng đào tạo học sinh các trường PTDTNT được xem xét nghiên cứu, điều chỉnh trên cơ sở cơ cấu ngành nghề, nguồn lao động và nhu cầu phát triển kinh tế

-xã hội của từng địa phương

2. Các Phương pháp nghiên cứu chủ yếu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước về phân luồng học sinh, các tài liệu, báo cáo trong và ngoài nước để so sánh, phân tích và kết luận và đề xuất các giải pháp có cơ sở

khoa học về phân luồng HS các trường PTDTNT. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Điều tra, khảo sát thực tế bằng phiếu hỏi và phỏng vấn chuyên sâu, phỏng vấn tập trung: Điều tra xã hội học và phỏng vấn các nhóm đối tượng có liên quan (HS, phụ huynh HS, cán bộ quản lý giáo dục và GV dạy nghề, các chuyên gia...).

+ Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về phân luồng của các trường PTDTNT tỉnh và huyện. Trên cơ sởđó rút ra những bài học kinh nghiệm nhân điển hình cho các trường PTDTNT cả nước học tập và triển khai về phân luồng cho HS của nhà trường.

+ Phương pháp chuyên gia: Sử dụng chuyên gia bằng cách tổ chức các cuộc Hội thảo chuyên đề và lấy ý kiến chuyên gia bằng trao đổi, phỏng vấn về những vấn đề cụ thể trong quá trình nghiên cứu.

3. Phạm vi nghiên cứu:

- Các trường PTDTNT của một số tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)