Luồng HS tốt nghiệp PTDTNT cấpTHCS tham gia LĐSX ở địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 55)

- Đại học Công nghệ thông tin = 10,50%

2. Thực trạng phân luồng học sinh sau THC Sở các trườngPTDTNT

2.3. Luồng HS tốt nghiệp PTDTNT cấpTHCS tham gia LĐSX ở địa phương

Kết quả khảo sát của Chương trình VII, Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 1995- 2000, nhiều trường PTDTNT tỉnh có số HS trở về địa phương như Đắc Lắc 527 em, Hòa Bình 564 em, Bắc Cạn 402 em, Thanh Hóa 405 em. Riêng trường PTDTNT tỉnh Bắc Cạn trong thời gian này chỉ có 456 HS trong tổng số 858 em được đi học tiếp ở các trường như Vùng cao Việt Bắc, Bổ túc Văn hóa hữu nghị, các trường trung cấp nghề. Chỉ có 4 em được vào Đại học và 402 em trở vềđịa phương. Trường PTDTNT tỉnh Lao Cai trong 2 năm học 1999-2000 và 2000-2001 có 51 em trở vềđịa phương [37].

Cũng theo kết quả khảo sát trên, một số trường PTDTNT huyện cũng có tỷ lệ học sinh trở vềđịa phương khá lớn như trường PTDTNT huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn từ năm 1995- 2002 có 48 em trở vềđịa phương, trong đó có khoảng 10 em đã tốt nghiệp trường PTDTNT như Đồng Phúc 13 em, Hoàng Trĩ 12 em. Trường PTDTNT huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai từ 1996 đến 2003 có 79 em. Trong đó có nhiều HS đã tốt nghiệp trường PTDTNT không được đi đào tạo tiếp như Bản Vược 9 em, Bản Xèo 10 em, Ngải Thầu 14 em, Y Tý 11 em, Cốc Mỳ 10 em.

Theo số liệu điều tra năm 2004 trường PTDTNT huyện Sa Pa ( Lào Cai) cũng có 58 học sinh sau khi học ra trường đã trở về địa phương, trong đó xã Tả Van 10 em, Trung Chải 7 em, Thanh Phú 15 em, Bản Hồ 6 em, Lao chải 5 em, Tả Phìn 4 em, Sả

Séng 6 em, Sa Pả 7 em…. Phần lớn các em chưa được chuẩn bị về tâm lý (gia đình và bản thân các em đã kỳ vọng được đi học tiếp sau khi học xong trường PTDTNT nên việc ở lại quê đối với một sốđông các em là một thất bại, là một cú sốc) và kĩ năng, tri thức cần thiết để tham gia lao động sản xuất ở địa phương [26].

Chỉ tính từ năm học 2003-2007 có tới 7,53%, số HS sau tốt nghiệp THCS các trường PTDTNT huyện, trở vềđịa phương không qua đào tạo nghề nên các em còn lúng túng, bị động trong việc hòa nhập với cuộc sống của bản làng, quê hương [17]. Nếu tính trung bình từ năm học 2003-2009 của 11 tỉnh thuộc các vùng miền trong cả nước thì số

HS trở vềđịa phương của các trường PTDTNT cấp THCS trung bình là 9,52%, trong đó các tỉnh có số HS trở về địa phương cao nhất là Quảng Ninh 30,24%, Sơn La 22,6%, Lào Cai 17,05%, thấp nhất là Hòa Bình 0,53% (số HS vào TCCN, dạy nghề 1,49%, HS vào các trường THPT của các huyện chiếm tỷ lệ cao nhất trong hệ thống trường PTDTNT 91,71%). Điều đó khiến cho các nhà quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình phải xem xét lại một cách rất nghiêm túc về công tác giáo dục hướng nghiệp và PLHS đối với loại hình trường chuyên biệt này.

Tóm lại: Trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc, hệ thống trường PTDTNT ngày càng trưởng thành lớn mạnh, góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn

đào tạo cán bộ ở vùng dân tộc. Tuy nhiên, công tác GDHN, dạy nghề ở cấp học này chưa có sự quan tâm chú ý đúng mức của các cấp, các ngành đã dẫn đến công tác PLHS bị mất cân đối nghiêm trọng đến mức đáng báo động. Vì thế trong thời gian tới cần phải có các giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)