Công tác quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 32)

VI. Công tác quản lý các hoạt động HN-DN và PLHS của người hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú

2.Công tác quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú

Hiệu trưởng trường PTDTNT cũng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý như

hiệu trưởng các trường phổ thông. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trường PTDTNT phải thực hiện hai mặt công tác trong quản lý là: Chấp hành và điều hành:

- Chấp hành: Hiệu trưởng có trách nhiệm lĩnh hội tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của

Đảng, Nhà nước; các văn bản pháp luật và các quy định, hướng dẫn của cấp trên về giáo dục và các vấn đề khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường và của hiệu trưởng.

- Điều hành: Trên cơ sở những yêu cầu nhiệm vụ phải chấp hành, hiệu trưởng lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện. Quy trình như sau: Ra

Quyết định ---> Tổ chức thực hiện ---> Kiểm tra. Đây là quy trình khép kín và được lặp đi lặp lại trong từng mặt công tác của hiệu trưởng trong toàn bộ các họat động của nhà trường.

Hiệu trưởng trường PTDTNT không chỉ thực hiện các mặt công tác của hiệu trưởng như quy định trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học mà còn phải thực hiện các mặt công tác của trường PTDTNT được quy định trong Quyết định 2590/GD-ĐT ngày 14 tháng 8 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về

tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Các mặt công tác của hiệu trưởng trường PTDTNT được cụ thể hóa ở lĩnh vực điều hành, bao gồm các nội dung sau:

(1). Công tác tuyển sinh

(2). Công tác giáo dục & đào tạo

(3). Công tác nội trú, văn hóa và thể thao (4). Công tác hướng nghiệp dạy nghề

(5). Công tác nhân sự (đội ngũ GV, nhân viên) (6). Công tác xây dựng cơ sở vật chất và tài chính

(7). Các mặt công tác khác (thuộc nhiệm vụ của hiệu trưởng)

Trong các nội dung trên thì nội dung thứ 1, 2, 4 và 6 là rất quan trọng, vì:

Thứ nhất, công tác tuyển sinh: Thực hiện tuyển sinh đúng đối tượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm.

Thứ hai, công tác giáo dục và đào tạo: Thực hiện giáo dục toàn diện, chuẩn bị tốt cho học sinh học lên bậc học trên, theo học trong các trường chuyên nghiệp đào tạo nghề hoặc tổ chức đào tạo ngắn hạn theo yêu cầu của địa phương như giáo dục, y tế, lâm nghiệp... để phục vụ địa phương. Tổ chức nuôi dưỡng học sinh theo đúng các chế độ chính sách của nhà nước; Chăm lo tổ chức tốt đời sống nội trú cho học sinh; Giáo dục hướng nghiệp, phối hợp với các cấp, các ngành trong việc định hướng đào tạo, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giáo dục HS tinh thần sẵn sàng phục vụ quê hương sau khi

được đào tạo tiếp tục ở trường đào tạo nghề. Có kế hoạch theo dõi số HS ra trường để đánh giá hiệu quảđào tạo.

Trường PTDTNT cần trú trọng hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, khai thác vốn văn nghệ truyền thống của các dân tộc. Hàng tháng tổ chức các hoạt động thi văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) giữa các khối lớp trong trường. Hàng năm các trường PTDTNT các cấp trong tỉnh cùng trường TW đóng trên địa bàn tỉnh tổ chức liên hoan văn nghệ, TDTT toàn tỉnh.

Thứ tư, công tác hướng nghiệp dạy nghề: Giáo dục hướng nghiệp, phối hợp với các cấp, các ngành trong việc định hướng đào tạo, hướng dẫn HS chọn nghề phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Giáo dục HS tinh thần sẵn sàng phục vụ quê hương sau khi được đào tạo tiếp tục ở trường

đào tạo nghề. Có kế hoạch theo dõi số học sinh ra trường đểđánh giá hiệu quảđào tạo. Cùng với việc thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường PTDTNT được phép sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp để tổ chức dạy nghề cho học sinh. Cần ưu tiên cho những nghề phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương như mộc, kỹ

thuật trồng rừng, may, dệt thổ cẩm... Hàng năm tổ chức thi tay nghề và cấp chứng chỉ

cho học sinh.

Thứ sáu, công tác xây dựng cơ sở vật chất và tài chính: xây dựng và bảo quản cơ

sở vật chất nhà trường đảm bảo các yêu cầu về phòng học, phòng thí nghiệm, thu viện, nhà đa năng, phòng ở... và công tác quản lý tài chính, chếđội chính sách đối với GV và HS [49].

Tuy nhiên, trong những năm qua, hiệu trưởng các trường PTDTNT, nhất là hiệu trưởng các trường PTDTNT cấp THCS chưa làm tốt được nội dung 1, nhất là đối với các trường PTDTNT huyện. Nội dung tứ 2 và thứ 4 nhiều hiệu trưởng các trường PTDTNT đã tổ chức được các hoạt động GDHN, dạy nghề cho HS, song chất lượng và hiệu quả còn thấp. Một số Hiệu trưởng khác chưa chủ động sáng tạo trong việc tạo nguồn lực, còn trông chờ vào cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị cho trường PTDTNT (nội dung 6).

Kết lun Chương I

Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề và PLHS phổ thông đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chúng ta học tập được bước đi và cách làm của các nước tiên tiến giải quyết vấn đề HS sau tốt nghiệp các trường phổ thông vào trường ĐH, CĐ, dạy nghề

với một cơ cấu hợp lý; kết hợp với việc nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và xu hướng nghề nghiệp của HSDT, đặc biệt là những yếu tố tác động làm ảnh hưởng tới công tác PLHS. Từđó giúp cho việc nghiên cứu thực trạng PLHS trong các trường PTDTNT có cơ sở khoa học đáng tin cậy hơn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ I. Vài nét về tình hình trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 32)