Biện pháp 4: Đổi mới công tác dạy nghề phổ thông bằng dạy nghề ngắn hạn, nghề thủ công truyền thống trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 81)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Giải pháp Đổi mới các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp-dạy nghề phổ thông trong các trường PTDTNT

1.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác dạy nghề phổ thông bằng dạy nghề ngắn hạn, nghề thủ công truyền thống trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

ngh th công truyn thng trong các trường ph thông dân tc ni trú

a) Mục tiêu của biện pháp

Quan niệm cho rằng nhiệm vụ cơ bản của nhà trường phổ thông không phải là

đào tạo nghề cho HS (trừ trường THPT kĩ thuật đang thí điểm) mà chỉ là chuẩn bị

những cơ sở cần thiết về tri thức, kĩ năng, phẩm chất cho các em bước vào đời. Với quan niệm ấy làm cho khiếm khuyết đã và đang tồn tại trong nhà trường phổ thông nói chung và trường PTDTNT nói riêng là xu thế tách rời cuộc sống, dạy học nặng về lý thuyết, ít mang tính hành dụng.

Trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc dạy nghề cho HS các trường PTDTNT không chỉ đơn thuần là nhằm hình thành cho HS có khái niệm nghềđối với các dạng lao động xã hội mà còn phải giúp cho họ có được một số kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, nắm được kĩ năng này để tự kiếm sống được bằng nghề. Vì thế, cần “Đẩy mạnh việc đổi mới việc dạy nghề phổ thông bằng dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề thủ công truyền thống trong các truồng PTDTNT”.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hiện nay, nhiều trường PTDTNT dạy NPT theo quan niệm nêu trên là thiếu tính thực tiễn, không bám sát vào Công văn hướng dẫn số 7397/LĐHN ngày 26 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Giáo dục lao động – hướng nghiệp cho HS các trường PTDTNT. Cần phải đổi mới công tác dạy NPT bằng việc tăng thời gian thực hành cho HS nhiều hơn. Mặt khác, có thể thay những nghề này bằng việc tổ chức dạy cho HS bằng một nghề ngắn hạn, nghề thủ công truyền thống của địa phương phù hợp với đặc điểm của ở các vùng, miền khác nhau theo tinh thần Quyết định số 49/2008/QĐ- GDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Ví dụ: các trường PTDTNT tỉnh Lao Cai, Sơn La, Ninh Thuận có thể lựa chọn dạy các nghề thủ công truyền thống như thêu, dệt thổ cẩm của đồng bào Mông, Thái, Chăm hoặc dạy nghề dệt chiếu cói, điêu khắc của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng, Trà

Vinh; trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên của đồng bào Ê đê, Bana, Du lịch ở Quảng Nam, Lào Cai v.v...hoặc các nghề ngắn hạn khác. Các cấp quản lý giáo dục, Ban giám hiệu các trường PTDTNT phải xác định cho HS học nghề với một tinh thần nghiêm túc, coi trọng tính hành dụng, tránh hời hợt, hình thức thì mới đem lại hiệu quả mong muốn.

Phối hợp, liên kết với các trung tâm KTTH-HN, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, các hộ gia đình làm nghề giỏi có uy tín ở địa phương, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác để dạy nghề cho các em.

Tinh giản những nội dung học tập không phù hợp đối với HS vùng dân tộc; gia tăng phần mềm địa phương, giành thời lượng thích đáng cho các hoạt động HN- DN (không chỉ ở lớp 11 như chương trình hiện hành) nhất là các nghềvề nông, lâm...Có cơ

chế phối hợp giữa các trường PTDTNT và các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề ở

các địa phương vùng dân tộc, miền núi và việc sử dụng HS sau khi ra trường. Đây là những điều kiện cơ bản giúp cho HS các trường PTDTNT cấp THCS, THPT lựa chọn nghề nghiệp. Điều đáng chú ý là do cán bộ quản lý giáo dục chưa nhận thức được hết ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PLHS các trường PTDTNT nên sau khi HS tốt nghiệp THCS, nhiều Sở GDĐT đã “điều tiết” HS vào hết các trường THPT, bổ túc THPT chứ không “điều tiết” các em vào những ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vùng dân tộc.

Các trường PTDTNT cần phối hợp với các cơ sở dạy nghề của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội triển khai mạnh mẽ hơn nữa dạy nghề ngắn hạn nội trú cho HS sau tốt nghiệp THCS và THPT các trường PTDTNT theo tinh thần Quyết định số

267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Những nghề ngắn hạn với thời gian 3, tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng rất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là học nghề phải gắn với việc làm sau khi HS ra trường. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo động lực thúc đẩy HS các trường PTDTNT sau tốt nghiệp THCS, THPT sẵn sàng vào học nghề, ra trường có việc làm ổn

định.

Khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân trong việc xây dựng, phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện tế-xã hội ở vùng dân tộc và miền núi. Mở

phục vụ giảng dạy và học tập cho các cơ sở này nhằm thu hút HS vào học để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên.

2. Gii pháp 2. B sung, hoàn thin chính sách và tăng cường cơ s vt cht đối vi công tác HN-DN và PLHS các trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)