Giải pháp Bổ sung, hoàn thiện chính sách và tăng cường cơ sở vật chất đối với công tác HN-DN và PLHS các trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 83)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

2.Giải pháp Bổ sung, hoàn thiện chính sách và tăng cường cơ sở vật chất đối với công tác HN-DN và PLHS các trường PTDTNT

2.1. Bin pháp 1: B sung, hoàn thin chính sách và tăng cường cơ s vt cht

a) Mục tiêu của biện pháp

Rà soát, bổ sung hoàn thiện các chính sách ưu tiên đối với HS các trường PTDTNT nhằm kích thích được các em tích cực tham gia học tập, sẵn sàng vào học các ngành nghềđể trở về phục vụ quê hương.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Để tránh sự tụt hậu của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Vì thế, trong các Văn kiện của Đảng đều đề cập đến công tác PLHS phổ

thông, trong đó có chính sách ưu tiên cho HS các trường PTDTNT như chếđộ cử tuyển, xét tuyển HS vào ĐH, CĐ, TCCN; chính sách dạy nghề ngắn hạn nội trú cho HS sau tốt nghiệp THCS, THPT của các trường này...Tuy nhiên, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ phát huy tác dụng trong thực tế khi nó tạo cho mọi HS có những cơ hội học tập như nhau.... Ởđây phải bảo đảm PLHS cho HS sau tốt nghiệp các trường PTDTNT (cấp THCS, THPT) để có một tỷ lệ cân đối giữa đào tạo đại học, cao

đẳng, TCCN và đào tạo công nhân người DTTS phù hợp với cơ cấu nhân lực trong sản xuất ở vùng dân tộc.

Có thể nói việc cử tuyển HS vào các trường ĐH, CĐ ở vùng dân tộc hiện nay là một giải pháp tình thế. Bên cạnh những điểm tích cực đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trước đòi hỏi của cuộc sống xã hội hiện đại. Nhiều HS tốt nghiệp ra trường với năng lực yếu kém khiến cho các doạnh nghiệp, cơ quan nhà nước không muốn nhận HS tốt nghiệp ĐH cử tuyển vào làm việc. Đã đến lúc cần phải xem xét lại chính sách cử tuyển và xét tuyển HS sau tốt nghiệp các trường PTDTNT tỉnh vào CĐ, ĐH, dự bịđại học.

Có thể ưu tiên cho những HS này về thời gian học dự bị từ 1-2 năm học chứ

không ưu tiên HS thuộc diện học yếu kém vào ĐH, CĐ. Nếu HS học dự bị thi không

đạt điểm sàn vào ĐH thì kiên quyết đưa các em xuống học CĐ hoặc TCCN, dạy nghề. Tránh tình trạng các địa phương cử tuyển và xét tuyển một cách tùy tiện, cốt sao cho đủ

chỉ tiêu, số lượng HS vào ĐH để cuối cùng đào tạo ra những người cán bộ có bằng thật nhưng không làm được việc. Có thực hiện được các yêu cầu trên thì việc PLHS sẽ là

một giải pháp hữu hiệu góp phần tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ người DTTS có trình

độ và năng lực thực sựđáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc.

- Cần phải rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách đã có; xây dựng thêm một số chính sách mới cho hợp lý như chính sách ưu tiên cho HS các trường PTDTNT vào TCCN, dạy nghềđể thu hút được nhiều HS vào học trong các trường này. Hiện nay, đối với HSDT sau tốt nghiệp THCS vào các trường TCCN, dạy nghề trình độ năng lực vốn

đã yếu lại phải học và thi nhiều môn văn hóa làm cho các em chán và bỏ học. Vì thế, có thể quy định lại số môn thi tốt nghiệp văn hóa để giảm bớt sự “quá tải” đối với những kiến thức không liên quan nhiều đến ngành nghềđang học của các em.

Để đảm bảo tính công bằng cho HS các trường PTDTNT, cần phải khẩn trương xúc tiến việc xây dựng chếđộ chính sách cho những đối tượng HS học giỏi thi đỗ thẳng vào các trường ĐH, CĐ cũng được hưởng chếđộ chính sách nhưđối với HS thuộc diện cử tuyển và xét tuyển. Chỉ có như vậy mới động viên, khuyến khích được HS vươn lên trong học tập. Ngoài chính sách chung còn có chính sách, chếđộ học bổng cho HS học các nghề nặng nhọc, khó tuyển ở các vùng dân tộc và miền núi.

Chính sách sử dụng sau đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Sự liên kết giữa đào tạo và sử dụng phải được phối hợp thường xuyên giữa bên đào tạo và bên sử

dụng. Những HS được vào học ngành nghề nào thì ngay khi bước vào học chuyên môn

đã phải được coi như “thành viên dự bị” của những đơn vị có ngành nghề đó. Sự liên kết này còn phải được thể hiện trong khâu bàn giao nhân lực sau khi các trường PTDTNT đã hoàn thành việc tạo nguồn đào tạo. Hoạt động đào tạo và sử dụng phải trở

thành một khâu kết cấu chặt chẽ trong hệ thống hoạt động xã hội. Nó có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau và có vai trò quyết định lẫn nhau thì mới thu hút được HS các trường PTDTNT, nhất là HS cấp THCS vào học nghề.

- Chính sách đối với GV dạy nghề: Hiện nay, đối với GV dạy nghề, nhất là GV dạy nghề ở vùng dân tộc chưa có chính sách thỏa đáng cho họ. Vì thế, trong thời gian tới cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích cán bộ GV dạy nghề, các nghệ nhân và công nhân có tay nghề cao dạy ở các trường, cơ sở dạy nghề các tỉnh miền núi, vùng dân tộc tích cực tham gia dạy nghề cho HSDT, cụ thể:

+ Xây dựng chính sách để khuyến khích các cơ sở dạy nghề có nhiều học sinh DTTS (chiếm 20% trong tổng số HS toàn trường) như cấp bù kinh phí và trợ cấp xã hội, phụ cấp ưu đãi cho GV cao hơn so với GV ở các ngành khác. Đồng thời kèm theo phải

có hình thức phê bình, kỷ luật đối với những trường làm không tốt; khen thưởng cho những trường có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt

động HN-DN và PLHS để khuyến khích động viên kịp thời.

+ Tăng cường giáo dục HN, TVHN và PLHS bằng các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các địa phương, các trường PTDTNT (cấp THCS, THPT) với bước đi và cách làm cụ thể cho những năm trước mắt và lâu dài.

2.2. Bin pháp 2: Tăng cường cơ s vt cht, thiết b phc v giáo dc hướng nghip và dy ngh trong các trường PTDTNT và dy ngh trong các trường PTDTNT

a) Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một thành tố của quá trình dạy học góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, thiết bị

của các trường PTDTNT đã bị xuống cấp, nhiều trường vẫn còn thiếu nhà đa năng, phòng học bộ môn, nhất là phòng TVHN và dạy nghề. Vì vậy, cần phải “Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đúng quy định trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đối với các hoạt động GDHN-DN cho các trường PTDTNT”.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hiện nay, trong các trường PTDTNT, nhiều phòng học bộ môn, học nghề còn thiếu thốn, thiết bị cũ kĩ, nghèo nàn. Ví dụ: như nghề làm vườn, lẽ ra các thiết bị kỹ

thuật phòng dạy và học làm vườn phải có:

+ Tranh ảnh (bộ tranh ảnh sâu bệnh hại cây trồng trong vườn, tranh hướng dẫn quy trình giâm, chiết ghép cây...)

+ Dụng cụ thiết bị như kính lúp cầm tay, nhiệt kế, bộ dao chiết ghép cây, thùng tưới có hoa sen, bình phun thuốc sâu, máy bơm nước, mẫu phân hoá học các loại, mẫu các loại đất tồng điển hình

+ Đồ dùng như bảng đen, bàn ghế HS giá để dụng cụ và tranh ảnh ... + Vật liệu tiêu hao như: Phân vi sinh, các chế phẩm sinh học, hạt giống.

Nhưng nhiều trường PTDTNT không được trang bị những thiết bị này. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải rà soát lại cơ sở vật chất của các trường PTDTNT để bổ

sung những thiết bị còn thiếu giúp cho thầy và trò của nhà trường học lý thuyết đi đôi với thực hành, tránh tình trạng “học chay, dạy chay” rồi cuối cùng các em chẳng nắm

được gì. Trước mắt, nếu trường nào vốn có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghềđã bị xuống cấp thì cần phải củng cố, bổ sung để tiếp tục tổ chức các hoạt động HN- DN tại trường.

Còn các trường PTDTNT khác phải chủ động liên kết với các cơ sở dạy nghề, Trung tâm KTTH-HN, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư; các làng nghề; các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân ở địa phương để dạy nghề cho HS các trường PTDTNT đạt chất lượng và hiệu quả. Tạo mọi điều kiện giúp cho các em sau tốt nghiệp THCS, THPT vào học các ngành nghề theo nhu cầu, sở trường, nguyện vọng của bản thân (vào các trường ĐH, CĐ hay THCN), phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội

ở vùng dân tộc.

Đối với các trung tâm KTTH- HN ở các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn CSVC và thiết bị dạy nghề vẫn còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Vì thế, cần tăng cường đầu tư CSVC, trang bị đầy đủ các phương tiện TVHN theo đúng quy định trong danh mục thiết bị tối thiểu cho các trung tâm này. Điều cần chú ý là các trung tâm KTTH-HN và dạy nghề cần được bố trí sắp xếp hợp lý theo từng địa bàn, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của HS các trường PTDTNT và tương thích với thời khóa biểu của nhà trường. Các phòng thực hành, phòng tư liệu, nghe nhìn...cần mang tính mở, sẵn sàng tiếp nhận HS đến thực hành tra cứu tư liệu mà không bị hạn chế, cản trở các thủ

tục, quy định hành chính cứng nhắc [16].

Các trung tâm KTTH-HN phải chủ động tìm kiếm các thông tin đáng tin cậy về

thế giới nghề nghiệp, đặc biệt các thông tin về quy hoạch đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực của tỉnh chuẩn bị cho kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương. Trên cơ sở đó tuyên truyền định hướng giúp HS và cha mẹ các em trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp.

3. Gii pháp 3. Đẩy mnh công tác đào to, bi dưỡng đội ngũ giáo viên HN-DN, đồng thi tăng cường công tác kim tra, đánh giá trong các trường PTDTNT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 83)