Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 64)

III. Nguyên nhân

2. Nguyên nhân chủ quan

Do một bộ phận cán bộ quản lý các cấp, các ngành và cộng đồng chưa có nhận thức đúng đắn cho rằng trường PTDTNT là loại trường để nâng cao dân trí nên không chọn lọc những học sinh ưu tú nhất của đồng bào các dân tộc cho tạo nguồn đào tạo cán bộ. Do đó, một số địa phương còn tuyển HS vào học trong các trường PTDTNT một cách tùy tiện. Có địa phương cho học sinh học buổi sáng còn buổi chiều ở nhà tự học không cần tập trung ở trưởng để bồi dưỡng kiến thức và tổ chức các hoạt động giáo dục khác, hết tháng đến lĩnh học bổng. Thêm vào đó, trong công tác tuyển sinh, các trường PTDTNT huyện chủ yếu là xét tuyển chứ không kết hợp với thi tuyển dẫn đến chất lượng và hiệu quảđào tạo HS còn nhiều hạn chế.

- Công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường PTDTNT còn kém hiệu quả do nguyên nhân quản lý. Phần lớn không có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản làm công tác GDHN, PLHS; đội ngũ giáo viên HN-DN còn chắp vá. Nhiều trường PTDTNT chưa quan tâm đến chất lượng công tác GDHN, thiếu sự phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh HN, tư vấn nghề cho HS. Chương trình còn quá nặng về lý thuyết, thiếu tính hành dụng; kết cấu chương trình không thích hợp với đối tượng người học từ luồng giáo dục nghề nghiệp vốn năng lực học vấn còn hạn chế.

- Sự liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp với các cấp học trong hệ thống giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế (giữa các trường PTDTNT cụm xã lên PTDTNT huyện, tỉnh, TW, TCCN, dạy nghề đến cao đẳng và ĐH) là nguyên nhân cản trở tới công tác PLHS các trường PTDTNT.

- Chất lượng giáo dục và hiệu quảđào tạo trong các trường PTDTNT ở các vùng, miền còn hạn chế thể hiện ở kết quả thi ĐH, cho thấy cần có sự ưu tiên phát triển các trường TCCN và các cơ sở dạy nghềở những vùng này, giúp HS có học lực yếu sớm đi vào con đường học nghềđể rồi học liên thông sau này.

- Việc điều tra, khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của các tỉnh vùng dân tộc và miền núi chưa được chú trọng, vì vậy kế hoạch đào tạo và sử dụng số HSDT đã tốt nghiệp THCS và THPT của các trường PTDTNT chưa được giải quyết triệt để. Các địa phương chưa có hoặc chưa cụ thể hoá quy hoạch đào tạo cán bộ người dân tộc nên việc tuyển sinh và đào tạo của trường PTDTNT còn bị động, lúng túng; chưa có kế hoạch trong quản lý số HS đã ra trường để có biện pháp động viên, hỗ trợ kịp thời.

- Các cấp quản lý giáo dục chưa có sự chỉ đạo cụ thể và đồng bộ về công tác PL HS trong hệ thống các trường PTDTNT. Chưa tạo được cơ chế mở để các trường vận dụng trước đòi hỏi của thực tế (ví dụ: Mối quan hệ giữa việc dạy các nghề ngắn hạn, nghề truyền thống với nghề phổ thông các trường PTDTNT học như thế nào? Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và chỉ đạo thống nhất khiến cho các địa phương còn nhiều lúng túng). Một bộ phận cán bộ quản lý còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước dẫn đến tình trạng các trường chưa chủđộng, tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực tế.

- Quy mô và điều kiện của các cơ sở dạy nghề và trường TCCN chưa đáp ứng

được nhu cầu PLHS, nhất là đối với những khu vực ở vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)