Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 101)

V. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Cần tăng cường hơn nữa việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và lãnh đạo cộng đồng về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác GDHN, dạy nghề và phân luồng HS các trường PTDTNT. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan, trước hết bắt phải đầu phân luồng HS ngay từ cấp THCS. Nếu không nâng cao được nhận thức cho họ thì sẽảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục đối với loại hình trường này.

- Cần sớm xây dựng các văn bản chỉ đạo về công tác HN và PLHS các trường PTDTNT một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương, định hướng cho các em biết lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc. Thường xuyên quản lý, chỉ đạo sát xao về

Sở GD&ĐT. Cần làm rõ mối quan hệ giữa dạy nghề phổ thông, dạy nghề ngắn hạn và nghề truyền thống trong các trường PTDTNT theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nêu rõ về

phương phức đào tạo, đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất và tài chính; về quyền lợi của HS có chứng chỉ nghề ngắn hạn để xét tốt nghiệp THCS và THPT...Nếu tổ chức tốt việc DN ngắn hạn cho HS các trường PTDTNT tỉnh thì sẽ đạt mục tiêu “kép” về nhu cầu giải quyết việc làm cho HS trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.

- Khẩn trương đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV làm công tác hướng nghiệp, dạy nghề theo chuẩn nghề nghiệp, trong đó phải đảm bảo yêu cầu chuẩn về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kĩ năng sư phạm, kĩ năng hướng nghiệp phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâm KTTH-HN. Chủ động triển khai công tác TVHN và PLHS trong các trường PTDTNT, không trồng chờ ỷ lại, hạn chế GV làm công tác kiêm nhiệm, tránh tình trạng làm hoạt động HN một cách hình thức, hời hợt, thiếu tinh thần trách nhiệm. Tạo điều kiện để GV có cơ hội tiếp cận với thông tin mới nhất, có liên quan đến định hướng phát triển kinh tế-xã hội nói chung và nhu cầu nhân lực của cả nước và của địa phương; đồng thời cập nhật những phương pháp giảng dạy, HN tiên tiến của thế giới và của khu vực.

- Phối hợp với Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐTB & XH) để trường PTDTNT tỉnh trực tiếp hoặc liên kết dạy nghề cho học sinh trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia vềđào tạo nghề. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề nội trú ngắn hạn cho thanh niên dân tộc thiểu số nội trú. Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh về khảo sát, quy hoạch, dự báo để xây dựng kế hoạch, phát triển đội ngũ

cán bộ người DTTS và nguồn nhân lực hằng năm. Trên cơ sở đó các trường PTDTNT mới có thể làm tốt công tác tạo nguồn đào tạo cán bộ.

- Cần tổ chức tập huấn cho cán bộ QLGD, GV (cấp THCS và THPT) các trường PTDTNT và lãnh đạo cộng đồng về công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng HS các trường PTDTNT theo chu kỳ. Tổ chức lại các trung tâm dạy nghề, TTKTTH-HN, trung tâm GDTX trong việc lồng ghép văn hóa nghề một cách bài bản, có hiệu quả. - Xây dựng cơ chế liên thông ngay trong hệ thống các trường PTDTNT, trước hết phải bắt đầu từ trường PTDTNT cụm xã, trường PTDTNT huyện (cấp THCS) đến trường PTDTNT tỉnh và Trung ương (cấp THPT). Có cơ chế tổ chức liên thông giữa các trường PTDTNT tỉnh với các trường CĐ, ĐH, và TCCN, dạy nghề

- Đầu tư xây dựng CSVC, cung cấp thiết bị cho các trường PTDTNT. Nếu những trường đã có các cơ sở dạy nghề bị xuống cấp thì cần củng cố trang bị để tiếp tục dạy nghề cho HS. Còn các trường PTDTNT khác cần phối hợp với Trung tâm KTTH-HN, trung tâm dạy nghề của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư dạy nghề cho HS đạt hiệu quả. Mỗi tỉnh và các huyện trong tỉnh thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp đủ mạnh để làm công tác tư vấn HN cho các trường phổ thông nói chung và các trường PTDTNT nói riêng đạt hiệu quả.

2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 101)