Về dạy nghề phổ thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 40)

II. Thực trạng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp cấpTHCS vàTHPT trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp HN-DN và PLH Sở trường PTDTNT

1.2. Về dạy nghề phổ thông

Hiện nay, việc tổ chức dạy NPT trong các trường phổ thông nói chung và các trường PTDTNT nói riêng còn mang tính hình thức, kém hiệu quả, thể hiện ở thời lượng quá ít ỏi so với yêu cầu có thể đạt được mục tiêu đã xác định trong chương trình. Giờ

lên lớp đã ít (mỗi tuần 3 tiết, cả cấp THPT chỉ có 105 tiết) mà lại còn phải rải đều để

giới thiệu cả 11 nghề trong hoạt động giáo dục nghề phổ thông ở lớp 11 cũng tạo ra áp lực lớn cho thầy và trò, dễ dẫn đến việc dạy và học hình thức, cốt sao cho hết chương trình (xem bảng 1 dưới đây):

Bảng 1: Chương trình học nghềở cấpTHCS vàTHPT Lớp TT Nội dung các nghề 6 7 8 9 10 11 12 1 Nghề làm vườn + + + * 2 Nghề nuôi cá + + + * 3 Nghề trồng rừng + + + * 4 Nghề gò + + *

5 Nghềđiện dân dụng + + * 6 Nghềđiện tử dân dụng * 7 Nghề sửa chữa xe máy + * 8 Nghề cắt may + + * 9 Nghề nấu ăn + + * 10 Nghề thêu tay + * 11 Nghề tin học văn phòn + + * (+): Thể hiện mức độ chuẩn bị, chưa đi sâu vào nội dung chủđề.

( *): Thể hiện kiến thức chính cần phải học.

Tổng số tiết dành cho việc học nghề chính thức của cả cấp THPT là 105 tiết và dành toàn bộ cho lớp 11.

Những nghề phổ thông được giảng dạy trong các trường PTDTNT đều theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhiều địa phương đã rập khuôn một cách khô cứng, máy móc, không mang tính đặc thù của từng vùng miền. Có trường PTDTNT được một doanh nghiệp giúp đỡ xây dựng cơ sở trồng Nấm cho HS học và thực hành rất có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của địa phương nhưng không được cộng điểm thi tốt nghiệp với lý do là nghề này không có trong chương trình của Bộ. Kết quả khảo sát của nhóm đề tài ở một số trường PTDTNT (cấp THCS và THPT) cho thấy trường nào cũng dạy giống nhau về các nghề như may mặc, điện dân dụng, sửa chữa xe máy... Học sinh học nghề nhiều khi không phải do nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của bản thân mà chủ yếu do sức ép của nhà trường và việc cộng điểm thi tốt nghiệp. Do đó, dẫn đến hậu quả là nhiều HS còn rất lúng túng trong việc định hướng nghề nghiệp cho mình khi tốt nghiệp phổ thông, đặc biệt là các em thiếu tâm thế, kĩ năng để bước vào cuộc sống lao động ở làng bản khi phải quay trở về quê hương.

Cũng phải thừa nhận rằng phần lớn đội ngũ GV làm công tác GDHN và dạy NPT

ở các trường PTDTNT không được đào tạo một cách chính quy mà chủ yếu là kiêm nhiệm đã làm hạn chế rất lớn đến công tác GDHN, dạy nghề và PLHS. Nhiều GV dạy nghề tại các trường PTDTNT ở vùng sâu, vùng xa còn chưa biết sử dụng internet để cập nhật các thông tin về thế giới nghề nghiệp nói chung và các ngành nghề của nước ta

đang cần đào tạo giúp cho HS có định hướng tốt hơn trong việc lựa chọn nghề. Phần lớn GV dạy nghề với lượng kiến thức ít ỏi thu nhận được từ các lớp tập huấn nên họ chưa

làm tốt được nhiệm vụ tư vấn nghề và PLHS. Trong dạy NPT, số GV dạy tích hợp (lí thuyết và thực hành xen kẽ trong giờ giảng) còn thấp. Một số GV không biết cách tổ

chức, khai thác kinh nghiệm về nghề nghiệp của HS nên các giờ dạy còn tẻ nhạt, khô khan và thiếu thực tế. Vì thế, nhiều HS đã không biết lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân một cách đúng đắn. Điển hình là trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi năm học 2007-2008 chỉ có một HS duy nhất thi đỗ thẳng vào trường ĐH Sư phạm Huế nhưng không muốn đi học, ở lại nhà ôn tập để sang năm thi vào trường đại học Y.

Đội ngũ GV ở các trung tâm dạy nghề vừa thiếu lại vừa yếu chưa đáp ứng được yêu cầu dạy nghề. Việc quản lý HSDT là nhiệm vụđòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian nhưng cho đến nay các chính sách ưu đãi cho GV và cán bộ quản lý tham gia giảng dạy vẫn không có gì khác biệt so với các trường dạy nghề khác. Đây là một trong những yếu tốđã ảnh hưởng đến khả năng thu hút GV giỏi tham gia giảng dạy trong các trường nghề cho học sinh DTTS [12].

Có một hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay là công tác TVHN cho HS còn rất sơ khai, thiếu cơ sở lý luận, cơ sở vật chất, kĩ thuật và đội ngũ chuyên gia tư vấn

được đào tạo bài bản, không có phương pháp và kĩ thuật tư vấn. Công tác tư vấn này lại càng là vấn đề mới mẻ đối với các trường PTDTNT, rất ít được đề cập đến trong công tác chỉ đạo. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng năm nào các trường CĐ, THCN cũng thiếu chỉ tiêu, rất ít HS vào học dù là hệ cử tuyển. Để có đủ người học, buộc một số địa phương phải đi gom HS vào học các trường nghề nên chất lượng đầu vào kém, chất lượng đầu ra cũng không cao.

Việc hướng nghiệp cho HS thông qua các môn văn hóa của GV trong trường PTDTNT không được quan tâm đúng mức. Các thầy/cô chỉ cung cấp kiến thức cho HS một cách thuần túy, ít có sự liên hệ kiến thức bộ môn của mình gắn với một nghề cụ thể

nào đó để giúp cho HS cảm nhận, yêu thích những nghề nghiệp có liên quan. Các hoạt

động lao động sản xuất lẽ ra phải được GV dạy nghề hướng dẫn kĩ thuật trồng rau cho HS một cách cụ thể nhưng lại để các em tự trồng trọt như kinh nghiệm vốn có mang đến từ làng bản. Ở một số trường PTDTNT có diện tích vườn, ao rất lớn nhưĐồng Nai, Đắc Lắc, Hòa Bình có từ 12 đến 28 ha vườn là những cơ sở rất quý giúp cho HS có thể vận dụng kĩ thuật để nuôi cá, trồng nông, lâm nghiệp của nhà trường.

Song, rất tiếc là các trường đó lại giao khoán cho người ta trồng trọt, hoặc tổ

phục vụ nấu ăn chăn nuôi lợn, thả cá. Như vậy, là vô tình nhà trường đã tách rời việc học đi đôi với hành của HS các trường PTDTNT.

Về tài liệu tham khảo, thiết bị phục vụ cho công tác HN -DN còn nghèo nàn, thiếu thốn chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy; thiếu thông tin tuyển sinh vào các trường CĐ và ĐH, TCCN, dạy nghề. Có những nghề rất phù hợp với địa phương nhưng lại không có tài liệu, tờ rơi để giúp HS có được những hiểu biết nhất định về nghề sẽ lựa chọn trong tương lai. Do đó, không thể hình thành hứng thú nghề nghiệp cho HS một cách đầy đủ.

1.3. Xu hướng ngh ca HS các trường PTDTNT (cp THCS và cp THPT)

Nhóm đề tài đã điều tra, khảo sát để tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp của HS trường PTDTNT cấp THCS và THPT như sự hiểu biết, lựa chọn các ngành nghề yêu thích, dựđịnh sau tốt nghiệp THCS và THPT…cụ thể như sau:

a) Các trường PTDTNT cấp THCS

Về dựđịnh sau khi tốt nghiệp THCS, đa số HS có tâm lý đều muốn được vào các trường PTDTNT tỉnh (cấp THPT), trường Vùng cao Việt Bắc hoặc trường Hữu nghị 80, cùng lắm thì các em mới vào các trường THPT hoặc bổ túc THPT, có rất ít HS vào TCCN hoặc học nghề ngắn hạn. Khi được hỏi về dự định của HS sau tốt nghiệp các trường PTDTNT cấp THCS, có tới 72,41% số ý kiến HS cho rằng các em muốn được vào học trường PTDTNT tỉnh, có 23,87% số ý kiến HS muốn vào trường THPT và 2,12% số ý kiến HS muốn vào học bổ túc tại các Trung tâm GDTX huyện. Chỉ có 3,45% số ý kiến các em muốn vào học TCCN và 16,18% số ý kiến HS muốn vào học nghề ngắn hạn 12 tháng (xem thêm Phụ lục 2).

Kết quả khảo sát ở một số trường PTDTNT cấp THCS đại diện cho các vùng miền như Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình, Quảng Nam, Quảng ngãi, Gia Lai cho thấy trong 18 ngành nghềđưa ra hỏi ý kiến HS về các ngành nghề mà các em ưa thích (xếp theo thứ tự sở thích từ cao xuống thấp): Công an, nghề ngắn hạn, Sư phạm mẫu giáo, Y tá thôn bản, Kế toán, Điện dân dụng, Hướng dẫn viên du lịch… cho thấy những ngành nghề trong xã hội đã được các em hiểu biết tương đối phong phú; lý do chọn nghề đã phản ánh đúng với tâm lý lứa tuổi HS hiện nay như nghề Công an (34,22%), bộ đội (6,63%), một số em thích ngành có thu nhập cao như hướng dẫn viên du lịch được đi nhiều nơi tham quan những phong cảnh đẹp (9,55%), Kế toán (7,43%)...

Nhiều HS cũng đã nhận thức được lợi ích của một số ngành nghềđối với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc và miền núi như Sư phạm mẫu giáo (19,90%), Y tá thôn bản (16,20%). Tuy nhiên, vẫn còn một số HS chưa xác định được những ngành nghề rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, bản làng, quê hương

như ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 1,06%, trồng trọt (4%), chăn nuôi (4,8%), đặc biệt là nghề thủ công truyền thống chỉ chiếm 0,53%.

Qua số liệu trên cho thấy, công tác tư vấn hướng nghiệp của GV các trường PTDTNT huyện dẫn đến sự thay đổi hành vi của các em vẫn còn một khoảng cách khá xa. Vì vậy, nhà trường không chỉ nâng cao nhận thức cho GV, cán bộ cộng đồng mà cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho HS bằng việc đổi mới công tác hướng nghiệp, dạy NPT trong nhà trường một cách cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Đó là những biện pháp rất quan trọng cho công tác PLHS ở cấp THCS các trường PTDTNT (xem bảng 2 dưới đây): Bảng 2: Sở thích chọn nghề của HS trường PTDTNT cấp THCS - Y tá thôn bản. = 16,2% - Cơ khí. = 4,51% - Điện tử. = 5,31% - Điện dân dụng = 4,51% - Lâm nghiệp = 1,06% - Trồng trọt = 4,00% - Chăn nuôi = 4,80% - Sư phạm mẫu giáo = 19,90% - Nghề thủ công truyền thống = 0,53% - Hướng dẫn viên du lịch = 9,55% - Kế toán = 7,43% - Công an = 34,22% - Bộđội = 6,63% - Thuỷ sản = 0,80%

Ngay cả PHHS cũng không hiểu rõ về mức độ yêu thích của con em mình về

yhế giới nghề nghiệp, nhưng qua ý kiến trả lời của họ cũng thấy được thiên hướng của HS là tập trung vào các ngành Ngân hàng, Cơ khí, Tài chính kế toán, Điện tử, điện dân dụng… Các ngành Công an, GV tiểu học, Mẫu giáo, y tá thôn bản cũng được ưa chuộng vì đây là những ngành được nhà nước bao cấp học phí, thậm chí được cấp học bổng, khi

ra trường có việc làm ngay tại thôn bản. Còn các nghề Thủ công truyền thống, lâm nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt rất cần thiết gắn với cuộc sống hàng ngày của đồng bào dân tộc nhưng vẫn là các ngành ít được PHHS lựa chọn.

Tuy trình độ học vấn và địều kiện kinh tế của PHHS còn thấp, nhưng khi được hỏi về dự kiến về ngành nghề cho con em mình trong tương lai thì hầu hết họđều muốn cho các cháu học lên chứ không muốn cho chúng rẽ ngang. Có tới 85,31% số ý kiến của PHHS muốn cho con em họ vào trường PTDTNT tỉnh, 41,26% số ý kiến vào trường THPT huyện và 4,9% số ý kiến của PHHS muốn cho con em họ vào học bổ túc tại các Trung tâm GDTX. Phụ huynh HS còn muốn cho con em họ đi học các nghề như: Giáo viên tiểu học 17,5%, giáo viên mẫu giáo 11,2%, ngân hàng 11,2%, tài chính kế toán 10,5%, vào trường CĐ nghề 6,3%. Chỉ có 8,4% số ý kiến của PHHS muốn cho con em họ vào TCCN, nghề ngắn hạn 12 tháng là 11,2%, đi làm kiếm sống và 7,0%. Còn những nghề như Lâm nghiệp 6,3%, trồng trọt 4,9%, chăn nuôi 6,3%, nghề truyền thống chỉ

chiếm 2,1%.

Bảng 3: Dựđịnh của PHHS các trường PTDTNT cấp THCS sau tốt nghiệp của con em họđi học nghề - Giáo viên tiểu học = 17,50% - Nghề nấu ăn = 3,50% - Cơ khí = 11,90% - Điện tử = 9,80% - Điện dân dụng = 9,10% - Ngân hàng = 11,20% - Lâm nghiệp = 6,30% - Trồng trọt. = 4,90% - Chăn nuôi = 6,30%

- Giáo viên mẫu giáo = 11,20%

- Y tế thôn bản = 7,96%

- Nghề thủ công truyền thống = 2,10% - Hướng dẫn viên du lịch = 4,20%

- Công nghệ thông tin = 6,30%

- Thuỷ sản = 0,00%

- Bộđội = 2,74%

- Công an = 8,22%

b) Trường PTDTNT cấp THPT

Cũng như trường PTDTNT huyện (cấp THCS), đối với HS các trường PTDTNT tỉnh,do đặc điểm và tính chất của trường PTDTNT chủ yếu là đào tạo HS, con em đồng bào các DTTS ở vùng sâu vùng xa về học, với nhiều trình độ học lực khác nhau. Mặt khác, phần lớn các trường PTDTNT cấp THPT đều dạy theo ban cơ bản, chỉ có một số

trường là dạy theo ban cơ bản nâng cao như trường PTDTNT tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Bắc Giang… Sau tốt nghiệp THPT, hầu hết HS đều có nguyện vọng thi vào các trường

ĐH, CĐ; nếu không đỗ thì mới xin đi học ĐH theo diện cử tuyển hoặc xét tuyển vào dự

bịĐH dân tộc chứ không muốn đi học nghề. Khi nhóm đề tài trao đổi với một số HS lớp 12 trường PTDTNT tỉnh Hòa Bình, một trong các câu hỏi được đặt ra là nếu thi không

đỗ Đại học thì em sẽ chọn đi học nghề gì? Nhiều HS trả lời sẽ về nhà ôn tập để sang năm thi lại. Những suy nghĩ đó chứng tỏ công tác giáo dục hướng nghiệp của nhà trường chưa làm chuyển biến được nhận thức của HS trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì sẽ không đảm bảo mục tiêu đào tạo của tỉnh đối với loại hình trường chuyên biệt và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Kết quả khảo sát về dự định của HS sau tốt nghiệp trường PTDTNT tỉnh (cấp THPT) khi chọn nghề thì các em lựa chọn vào rất nhiều ngành nghề khác nhau, song chủ yếu tập trung vào Sư phạm 18,7%, đại học y, dược 6,71%, cao đẳng sư phạm 6,53%, TCCN 9,98%,... Còn các ngành nghề gắn bó với cuộc sống hàng ngày của các em như lâm nghiệp, nông nghiệp lại rất ít được quan tâm (xem bảng 4 dưới đây):

Bảng 4 : Dựđịnh của HS sau tốt nghiệp THPT các trường PTDTNT tỉnh

- Học nghề dài hạn (trung cấp nghềtừ 1 năm trở lên) = 2,54%

-Cao đẳng nghề = 5,44%

- Trung cấp chuyên nghiệp = 9,98%

- Cao đẳng Sư phạm = 6,53%

- Đại học Lâm nghiệp = 4,53%

- Đại học Nông nghiệp = 6,35%

- Đại học Y, Dược = 6,71% - Đại học Luật = 5,08% - Đại học Tài chính, Ngân hàng = 5,60%

- Đại học khác (Một số trường các em nên mà phiếu chưa đưa ra: Công đoàn, Cảnh sát, Báo chí, An ninh, Khoa học xã hội nhân văn, Kiến trúc, Quan sự, Bách khoa, văn hóa, ĐH tự nhiên, Sư phạm kỹ thuật, Đại học mở, Đại học quốc gia TP HCM): = 28,50%

- Học nghề ngắn hạn (sơ cấp): = 5,80%

Đối với PHHS có con học THPT nếu như có tư vấn, định hướng cho con em mình thì ý kiến của PHHS cũng tập trung vào nghề sư phạm, Lâm nghiệp và công nghệ

thông tin hoặc những ngành được nhà nước cấp học bổng trong quá trình học. Tuy nhiên, cũng có nhiều PHHS vẫn muốn cho con vào học các trường Đại học sư phạm 24,5%, Đại học Y 20,1%, CĐ y 20 %, Công an 14,7%, Đại học Lâm nghiệp 11,9%, trong khi đó những ngành liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của gia đình, làng bản quê hương họ nhưng chưa được quan tâm đúng mức như: ĐH nông nghiệp chỉ

chiếm 2,8%, Cao đẳng nông lâm 4,90%, nghề thủ công truyền thống nhưđan lát, thêu, dệt thổ cẩm, 4,2% (xem bảng 5): Bảng 5 : Dựđịnh học nghề của PHHS sau tốt nghiệp THPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)