Biện pháp 2: Đổi mới hoạt động hướng nghiệp phải đi đôi với việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo cộng đồng về hoạt động hướ ng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 76)

III. Một số giải pháp phân luồng HS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú

1. Giải pháp Đổi mới các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp-dạy nghề phổ thông trong các trường PTDTNT

1.2. Biện pháp 2: Đổi mới hoạt động hướng nghiệp phải đi đôi với việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, lãnh đạo cộng đồng về hoạt động hướ ng

nghip và PLHS trong các trường PTDTNT

Phối hợp với các tổ chức xã hội tăng cường công tác bồi dưỡng, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ quản lý, GV các trường PTDTNT, đảng viên và cộng đồng về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động GDHN, đặc biệt là tư vấn hướng nghiệp và phân luồng HS trong các trường PTDTNT.

b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Phải làm cho cán bộ quản lý, GV thấy được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác TVHN và phân luồng HS đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ

an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc. Có sự phối hợp của các Bộ, ngành từ trung ương

đến địa phương, trong đó sở giáo dục và đào tạo phải là những đơn vị nòng cốt tham mưu với UBND tỉnh về quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS làm cơ sở cho các trường PTDTNT tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho địa phương.

- Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh nhận thức được rằng điều quan trọng đối với mỗi HS chuẩn bị bước vào đời có một nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sởtrường bản thân và hoàn cảnh của gia đình là điều rất quan trọng. Song, cũng phải tuyên truyền cho cộng đồng hiểu được rằng những HS sau tốt nghiệp cấp THCS, THPT các trường PTDTNT vào học ở nhiều ngành nghề khác nhau là bình thường và hợp lý; các nghề mà con em họ học để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương đều là những nghềđáng được trân trọng. Công việc này phải do GV chủ nhiệm, GV bộ môn,

đặc biệt là GV dạy nghề và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện thông qua các môn học, LĐSX, các hoạt động giáo dục như diễn đàn thanh niên, thảo luận, ngoại khóa.... Có sự thống nhất về công tác tuyên truyền như chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền thiết thực, cụ thể; giúp cho cán bộ cộng đồng và phụ huynh HS nhận thức và nắm được những nội dung chủ yếu sau:

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước thành lập các trường PTDTNT lựa chọn những học sinh ưu tú nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ DTTS và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ởđịa phương vùng dân tộc và miền núi chứ không phải

để nâng cao dân trí như nhiều người quan niệm.

- Nhiệm vụ của người HS được Nhà nước nuôi dạy trong các trường PTDTNT phải học tập tu dưỡng đạo đức, sau tốt nghiệp (THCS, THPT) sẵn sàng đi vào các ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện và bản làng, quê hương.

Để làm tốt công tác tuyên truyền cần phải có sự phối hợp với các Ban, ngành,

truyền viên tích cực cho việc lựa chọn nghề nghiệp của HS các trường PTDTNT đi

đúng hướng.

- Chủđộng phối hợp với các đoàn thể chính trị như Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Cựu giáo chức...trong việc tuyên truyền giải thích, động viên khích lệ cho cộng đồng, cháu con hiểu và đi học những nghề cần thiết để phục vụ cho quê hương làng bản. Có thể nói Hội Khuyến học Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trong trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề HN, PLHS trong cộng đồng, nhất là đối với HS và cha mẹ

các em. Khuyến học đi đôi với khuyến tài, lập thân, lập nghiệp bằng nhiều con đường chứ không chỉ “khuyến” lên ĐH.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các trường PTDTNT đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hướng nghiệp cho HS. Với tư cách là một thành phần của hệ

thống hướng nghiệp, Đoàn TNCS Hồ Chính Minh có nhiệm vụ:

+ Hình thành cho HS những động cơ chọn nghề mang giá trị xã hội, có nguyện vọng đóng góp sức mình vào thành quả chung của đất nước và vùng dân tộc.

+ Giáo dục cho HS chủđộng lựa chon ngành, nghề vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội, vừa phù hợp với sở trường của bản thân. Đoàn TNCS Hồ chính Minh cần giúp cho HS có hứng thú với nghề nghiệp, kiên định trong việc chọn những nghề mà địa phương

đang cần. Có thể tuyên truyền bằng phương pháp và hình thức cơ bản sau:

+ Tổ chức thuyết trình, tọa đàm, trao đổi, thông qua các diễn đàn, diễn kịch hay các trò chơi sắm vai, câu lạc bộ... Cung cấp các thông tin về về nghề nghiệp qua báo chí, ti vi; bài viết trên tạp chí dân tộc, qua phim, ảnh, tivi, Video... thi vẽ tranh, báo tường về

các chủđề có liên quan tới công tác TVHN.

+ Tổ chức các cuộc giới thiệu, thi tìm hiểu về các nghề trong xã hội của địa phương vùng dân tộc và miền núi một cách cụ thể, khoa học.

+ Ban chấp hành Đoàn còn có nhiệm vụ thu thập những tư liệu về các nội dung có liên quan tới các ngành nghề trong các cơ sở sản xuất của xã hội và các nhu cầu về

ngành nghề của địa phương đang cần, v.v...Có mối quan hệ thường xuyên với Ban chấp hành Đoàn của các cơ sở sản xuất, các trường TCCN, dạy nghềđể các cơ sở này giúp

đỡ trong hoạt động tham quan, ngoại khóa về nghề nghiệp. Có thể mời những cán bộ

người dân tộc có nhiều thành tích xuất sắc; những người công nhân giỏi ở một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân về trường nói chuyện về

tấm gương lao động thành đạt của thanh niên học sinh DTTS các trường PTDTNT đi lên trong lao động và cống hiến.

+ Mở các cuộc thi viết về những tấm gương lập thân, lập nghiệp của học sinh DTTS nói chung và HS các trường PTDTNT nói riêng bằng rất nhiều con dường khác nhau đểđi đến thành công.

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về công tác hướng nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã được phát triển đến hầu hết các tỉnh, thành phố, vùng sâu vùng xa giúp cho mọi người dân đều có thể tiếp cận được những thông tin mới nhất về tình hình phát triển kinh tế, chính trị của

đất nước. Những phương tiện thông tin này còn cho thấy nhu cầu đội ngũ cán bộ người DTTS và thị trường lao động của tỉnh sẽ tác động làm thay đổi và nâng cao nhận thức của PHHS và cộng đồng. Trên cơ sở đó giúp cho họ có được những suy nghĩ đúng đắn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của con em mình.

Các trường ĐH, CĐ, TCCN cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách rộng rãi về những nghềđã và sẽđào tạo của trường mình; giới thiệu danh mục nghềđào tạo, các yêu cầu về đặc điểm cá nhân phù hợp với từng ngành nghề. Những căn cứ đó sẽ

giúp cho đông đảo HS các trường PTDTNT nâng cao sự hiểu biết về thế giới nghề

nghiệp và những yêu cầu của nghề. Từ đó các em có ý thức trong việc lựa chọn nghề

phù hợp với sở trường, nguyện vọng của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội ở

vùng dân tộc.

Tóm lại, công TVHN đối với HS các trường PTDTNT phải là quá trình liên tục, lâu dài, có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp và các tổ chức xã hội, có định hướng và có kế hoạch chi tiết với nội dung cụ thể, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh DTTS ở từng vùng, miền khác nhau. Như thế, bài toán phân luồng HS sau THCS và THPT các trường PTDTNT mới có thểđi đúng hướng và khả thi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)