VI. Công tác quản lý các hoạt động HN-DN và PLHS của người hiệu trưởng các trường phổ thông dân tộc nội trú
1. Vài nét về tình hình phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân
Phân luồng học sinh là việc tạo ra các con đường cho HS sau khi tốt nghiệp một cấp học có thể lựa chọn để học tiếp hoặc tham gia vào thị trường lao động. Phân luồng HS là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng không những đối với cuộc sống và sự
nghiệp của mỗi con người trong xã hội, mà hơn nữa nó đặc biệt quan trọng đối với sự
phát triển nguồn nhân lực cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Phân luồng HS cũng là vấn đề rất phức tạp, được xem xét và thực hiện theo các quan điểm và trong những điều kiện khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích: phát triển cân đối, hợp lí các phân hệ giáo dục phổ thông; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục đại học; giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân; tạo cơ hội cho mọi người học - người dân tiếp cận các cấp học và trình độ giáo dục khác nhau, được học tập nâng cao học vấn và năng lực nghề nghiệp để tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mỗi quốc gia có chính sách qui định cấp học bắt buộc đối với công dân của mình (ở nhiều nước qui định đó là cấp sơ trung hay GD cơ sở) và xây dựng các luồng khác nhau để HS sau cấp học bắt buộc đó có thể học tiếp…
Ở nước ta, từ những năm 1980 Tổng cục Dạy nghề đã thí điểm mô hình trường “Dạy nghề trung học” tuyển HS tốt nghiệp THCS, vừa dạy văn hóa phổ thông tích hợp với dạy nghề, sau khi tốt nghiệp có trình độ công nhân kĩ thuật (CNKT) lành nghềđể có thể bước vào cuộc sống lao động hoặc thi vào các trường đại học. Qua thí điểm loại hình này đã chứng tỏ được tính ưu việt của nó là nâng cao được chất lượng đào tạo và rút ngắn được thời gian đào tạo HS tốt nghiệp THCS chỉ cần học 4 năm để vừa có trình
độ CNKT lành nghề vừa có trình độ văn hóa THPT thay vì phải học 5 năm (3 năm học THPT và 2 năm học nghề).
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, trước đòi hỏi bức xúc của việc PLHS, Bộ
GD&ĐT đã đưa ra một số giải pháp nhằm PLHS đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trước hết là chủ trương phân ban THPT, đây là chủ
tập trung vào học một số môn theo khả năng của các em khắc phục được tình trạng HS phải dàn sức ra học tất cả các môn như trước.
Dạy học tự chọn (DHTC) cũng là một chủ trương đúng mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra với các trường, nhằm giúp cho HS có điều kiện đi vào lĩnh vực yêu thích, phát triển hứng thú nghề nghiệp tương lai. Tổ chức DHTC là giải pháp thực hiện dạy học phân hóa cao nhất vì mang đến cơ hội cho từng người học. Tuy nhiên, việc thực hiện DHTC
đòi hỏi rất nhiều điều kiện vềđội ngũ GV, cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là chương trình, SGK nhiều môn học khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS. Trong điều kiện của nước ta chưa thể thực hiện DHTC – phân hóa triệt để như các nước. Chúng ta
đã thực hiện dạy học phân hóa bằng phân ban. Tuy nhiên, khi áp dụng vào các trường, sự phân hóa vẫn chưa rõ ràng do thiếu điều kiện và HS lựa chọn theo cảm tính, theo phong trào, chưa theo năng lực của chính mình.
Ba năm qua, Bộ GD&ĐT cho triển khai thí điểm mô hình trường THPT kĩ thuật tại 4 địa phương là Phú Thọ, Quảng Bình, Cần Thơ và Đồng Tháp. Trường THPT kĩ
thuật có giải được bài toán phân luồng HS sau THCS không chưa có câu trả lời, vì đây là chương trình còn đang thí điểm.
Đào tạo liên thông TCCN lên CĐ, ĐH được coi là giải pháp phân luồng HS sau THCS. Đào tạo liên thông là một quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập của người học từ cấp này đến cấp khác, hoặc một số bậc học khác trong hệ thống đào tạo mà không cần phải học lại những kiến thức và kĩ năng thu được từ giai
đoạn trước. Sự liên thông đào tạo từ TCCN lên CĐ, ĐH sẽ giúp cho người học nhận thấy rõ hướng đi và có thể yên tâm vào TCCN mà không nhất thiết phải vào ĐH bằng mọi giá, điều đó tránh được áp lực căng thẳng cho học sinh THPT trước kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hằng năm như hiện nay.