Luồng vào trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 53)

- Đại học Công nghệ thông tin = 10,50%

2. Thực trạng phân luồng học sinh sau THC Sở các trườngPTDTNT

2.2. Luồng vào trung cấp chuyên nghiệp

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển hệ thống trường PTDTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tuyển sinh hệ cử tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trong đó ưu tiên những HS học tại các trường PTDTNT. Việc đào tạo hệ cử tuyển đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh, quốc phòng ở các vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

Chếđộ cử tuyển vào hệ TCCN được áp dụng từ 2001, đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển là HS ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa theo quy

định của Chính phủ. Chỉ tiêu cử tuyển vào TCCN chủ yếu cho HS đã tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT, trong đó quan tâm hơn đối tượng HS các trường PTDTNT. Theo số

liệu thống kê năm 2007, có 52 trường TCCN và cơ sở giáo dục thực hiện đào tạo TCCN hệ cử tuyển. Việc thực hiện cử tuyển vào học TCCN từ năm 2001 đến năm 2006 như

sau: Chỉ tiêu được giao là 11011HS, kết quả thực hiện là 7047, đạt tỷ lệ 64%. Các ngành, nghề đào tạo chủ yếu là Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Y tế, Xây dựng, Giao thông, Kinh tế, Văn hóa-Nghệ thuật. Song, việc thực hiện tuyển sinh TCCN hệ cử

tuyển hàng năm đều không đủ so với chỉ tiêu được giao, trung bình chỉ đạt 64%. Trong tổng số chỉ tiêu cử tuyển nói trên, chỉ có 1/3 là đối tượng HS các trường PTDTNT, số

còn lại là HS ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng sâu, vùng xa theo học các trường THPT, bổ túc THPT. Thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy, trong các trường TCCN và dạy nghề của nước ta phần lớn tuyển những HS đã tốt nghiệp THPT nhưng không đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Đó là sự lãng phí lớn, vì nhiều ngành đào tạo nghề hoàn toàn có thể tuyển HS từ cấp THCS [16].

Năm học 2003-2004 tỷ lệ HS sau tốt nghiệp cấp THCS các trường PTDNT vào học TCCN và các cơ sở dạy nghề chiếm 1,2%, đến năm học 2006-2007 cũng chỉ đạt 2,02%; tỷ lệ tăng này không đáng kể, chưa đáp ứng được yêu cầu tạo nguồn đào tạo nhân lực của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở vùng dân tộc và miền núi.

Bảng 8: Luồng HS tốt nghiệp PTDTNT (cấp THCS) vào TCCN, dạy nghề Năm hc Tt nghip THCS Vào TCCN, dy ngh (%) Vđịa phương (%) 2003-2004 5973 1,20 7,30 2004-2005 7745 1,70 10,10 2005-2006 9156 2,50 6,70 2006-2007 5885 2,70 5,90 Tổng/tỷ lệ TB 28759 2,02 7,53

Nguồn: Báo cáo tổng kết Hội nghị trường PTDTNT - 01/2008

Kết quả khảo sát và theo dõi của nhóm đề tài ở các tỉnh Bắc Cạn, Hòa Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Gia Lai… từ năm học 2003 đến năm 2009 cho thấy, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS các trường PTDTNT huyện vào TCCN ở nhiều tỉnh còn rất thấp. 0 2 4 6 8 10 12 2003- 2004 2004- 2005 2005- 2006 2006- 2007 Vào TCCN, dạy nghề Vềđịa phương

Biểu đồ 3: Luồng HS tốt nghiệp THCS vào TCCN vềđịa phương

Nếu xếp theo thứ tự từ cao xuống thì số HS các trường PTDTNT cấp THCS vào TCCN thì tỉnh Gia Lai chiếm 19,10%, Đồng Nai (15,83%), Quảng Ngãi (8,20%), Lào Cai (4,95%), Quảng Nam (2,25%), Trà Vinh (2,13%), Hòa Bình (0,86%). Trong đó mỗi tỉnh đều có khả năng và thế mạnh riêng để phát triển các ngành nghề của tỉnh. Điển hình như tỉnh Lào Cai nằm ở vùng Đông Bắc, khu vực địa đầu của đất nước có khả năng thu hút HS vào học nhiều ngành nghề khác nhau như hướng dẫn viên du lịch, trồng bắp cải, trồng hoa, trồng cây ăn quả như mận tam hoa, cây dược liệu...cung cấp cho thành phố

Việc đào tạo người lao động có tay nghềđáp ứng với cho xuất khẩu lao động hiện cũng đang trở thành một nhu cầu của xã hội. Thu nhập của lao động tại nước ngoài khá cao và ổn định; một số người đã có tích lũy gửi về giúp đỡ gia đình. Các trường dạy nghềđang hướng tới việc đào tạo nghềđể người lao động có nhiều cơ hội tham gia vào xuất khẩu lao động, song nghề này cũng chưa thu hút được HS các trường PTDTNT.

Có một thực tế là, nhiều HS ở các trường PTDTNT không muốn vào học TCCN, dạy nghề với nhiều lí do như học xong không có việc làm, các em ra trường còn quá nhỏ

và người ta chỉ tuyển dụng những người đã tốt nghiệp đại học…

Chúng ta không hoàn toàn phủ nhận những lí do trên, nhưng hiện nay việc đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ, ĐH đã mở ra nhiều con đường để HS các trường PTDTNT sau tốt nghiệp có thể lựa chọn đi làm hoặc hoặc học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề

công lập ngắn hạn...

Như vậy, chính sách của Nhà nước đã mở ra rất nhiều hướng đi cho thanh niên dân tộc nói chung và cho HS các trường PTDTNT nói riêng không chỉ vào các trường TCCN hệ dài hạn mà cả đối với những em không có điều kiện học lên ĐH, CĐ thì đi học nghề ngắn hạn, nghề truyền thống...phù hợp với hoàn cảnh gia đình và năng lực bản thân (thời gian 3 tháng 6 tháng hoặc 9 tháng đến 12 tháng). Các em được đi học những trường, lớp này sẽđược hưởng chính sách nhưđối với học sinh các trường PTDTNT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)