III. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân khách quan
- Thị trường việc làm ở vùng dân tộc chưa phát triển, nhất là ở các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn (do các doạnh nghiệp nhà nước và tư nhân chưa có điều kiện đầu tư) khiến cho nhiều HSDT sau tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghề ra không có việc làm. Mặt khác, ở một sốđịa phương tỷ lệ HS bỏ việc làm sau một thời gian làm việc tại các doanh nghiệp do tập quán gắn bó với cộng đồng, không muốn rời xa quê hương, ý thức kỷ luật thấp. Đây là yếu tố tâm lý gây ảnh hưởng không nhỏđến hiệu quả dạy nghề
cũng như cơ hội nâng cao thu nhập của thanh niên DTTS.
- Giáo viên làm công tác GDHN và dạy nghề còn kiêm nhiệm, chắp vá nên chưa có sức hấp dẫn, chưa biến thành nhận thức của HS nên việc chọn nghề của các em còn có một khoảng cách khá xa với những gì mà giáo viên hướng dẫn, giới thiệu.
- Cơ sở vật chất của các trường PTDTNT còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ khiến cho nhiều GV còn phải dạy chay, không cung cấp đủ những thông tin cần thiết về thế
phương vùng dân tộc cho HS nắm được để có hướng lựa chọn nghề nghiệp. Nhiều chính sách chưa kích thích được việc các em vào các trường TCCN và dạy nghề nên số HS vào các trường này còn quá ít. Ví dụ HS các trường PTDTNT sau tốt nghiệp cấp THCS vào học nghề năm học 2003 -2004 chỉ chiếm tỷ lệ là 1,2% và năm học 2006-2007 là 2,7% và trung bình trong 4 năm học là 2,02%. Còn HS các trường PTDTNT tốt nghiệp cấp THPT vào học nghề từ năm 2003-2004 là 19,1%, đến năm 2006-2007, tỷ lệ vào các trường này vẫn chỉ chiếm 19,1%. Như vậy, các trường PTDTNT chưa làm tốt công tác
định hướng nghề cho HS.