Ết luận Chương III: Căn cứ vào thực trạng của công tác HN-DN và PLHS trong các trường PTDTNT, đề tài đã đưa ra 4 giải phápPLHS làm cơ sở giúp cho các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 99)

V. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Kết luận Chương III: Căn cứ vào thực trạng của công tác HN-DN và PLHS trong các trường PTDTNT, đề tài đã đưa ra 4 giải phápPLHS làm cơ sở giúp cho các

trường PTDTNT thực hiện công tác PLHS có hiệu quả vào những năm tới. Đề tài cũng

đã gửi đến các trường PTDTNT nằm trong diện điều tra để khảo nghiệm các giải pháp. Bước đầu một số trường PTDTNT của các tỉnh đã có những nhận xét đánh giá về các giải pháp trên. Hy vọng trong một vài tháng tới những giải pháp này sẽ được các địa phương tiếp tục khảo nghiệm đưa ra thêm những nhận định chắc chắn làm cơ sở cho việc chỉ đạo về công tác hướng nghiệp, phân luồng HS các trường PTDTNT vào những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kết luận

1. Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên biệt, được hình thành và phát triển trên nửa thế kỷ qua, đến nay trở thành một hệ thống trường PTDTNT ngày càng lớn mạnh và hoàn chỉnh. Trường PTDTNT giữ vai trò nòng cốt cho việc tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở vùng dân tộc. Trong quá trình phát triển của hệ thống trường này, đã xuất hiện nhiều tấm gương của cán bộ, giáo viên có tâm huyết trong việc quản lý và giảng dạy tìm ra được những bước đi và cách làm hay, giải pháp tốt cho GDHN, dạy nghề và PLHS như trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam, Hòa Bình, Điện biên... Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn bất cập về chất lượng và hiệu quả đào tạo; sự khó khăn, thiếu thốn về thiết bị dạy học, sự xuống cấp về CSVC của các trường PTDTNT. Ở một sốđịa phương vẫn còn nhiều cán bộ QLGD và GV các vẫn còn chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trong của công tác tư vấn hướng nghiệp và PLHS. Chất lượng giáo dục còn hạn chế; công tác HN-DN và PLHS còn nhiều lúng túng, bất cập. Số HS tốt nghiệp THPT trở vềđịa phương không qua đào tạo nghề còn nhiều, gây lãng phí rất lớn về tiền của nhà nước và thời gian học tập của HS, nhiều trường PTDTNT chưa đáp ứng được mục tiêu đào tạo.

2. Công tác TVHN, dạy nghề và PLHS cho các trường phổ thông đã được đặt ra từ những năm 90 của Thế kỷ XX đến nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong các trường PTDTNT. Đó là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là sự phối hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mà trực tiếp là Tổng cục dạy nghề để đào tạo nghề cho HS các trường PTDTNT. Ngay trong một tỉnh cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở Kế

hoạch và Đầu tư, Sở Nội Vụ, Sở Lao động-Thương Binh và Xã hội với Sở Giáo dục và

Đào tạo trong việc quy hoạch đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc nói riêng. Vì thế ở một số địa phương vẫn còn thiếu hụt về đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực cho các vùng này.

3. Chương trình GDHN phổ thông hiện nay còn khô cứng, nặng về lý thuyết, thiếu tính hành dụng, chưa có phần mền dùng cho các vùng, miền khác nhau. Chưa có văn bản chỉđạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương về công tác phân luồng khiến cho mỗi tỉnh, mỗi trường làm một kiểu. Nhiều HS các trường PTDTNT sau tốt nghiệp thi đỗ vào các trường PTDTNT tỉnh, Trung ương rất hạn chế; phần lớn các em phải vào

các trường THPT, bổ túc GDTX huyện; số HS vào các trường TCCN, dạy nghề (nghề

dài hạn và ngắn hạn) là rất ít. Số HS phải trở vềđịa phương chưa qua đào tạo nghề vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao, gây lãng phí tiền của Nhà nước và công sức của HS trong những năm ngồi trên ghế nhà trường.

4. Chất lượng và hiệu quảđào tạo của các trường PTDTNT chưa tương xứng với sự đầu tư của nhà nước cho loại hình trường chuyên biệt này. Nhiều địa phương chưa chú ý khai thác được tiềm năng và thế mạnh của mình trong việc định hướng nghề

nghiệp cho HS trong phát triển kinh tế.

5. Hiện nay, trong các trường PTDTNT số GV làm công tác HN-DN vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm nên còn hạn chế rất nhiều về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm việc bồi dưỡng, tập huấn cho GV dạy nghề chưa được thường xuyên; tài liệu về HN- DN cung cấp cho GV còn chế. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác HN-DN và PLHS còn nhiều thiếu thốn. Để nâng cao được chất lượng GDHN, dạy nghề và PLHS, các sở GD&ĐT cần phải có sự quan tâm đúng mức cho việc đào tạo, bồi dưỡng GV, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng những GV kiêm nhiệm.

Kiến nghị

Công tác PLHS trong các trường PTDTNT là sự đan xen của nhiều cấp, nhiều ngành trong hệ thống xã hội. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo sát xao của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương thì việc phân luồng học sinh mới đạt hiệu quả. Cụ thể là:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (Trang 99)