Trình độ chuyên môn của nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 73)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2.2. Trình độ chuyên môn của nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch

Nhân lực trong các cơ sở lưu trú du lịch: Trong số hơn 4.000 lao động làm việc tại 296 cơ sở lưu trú, trình độ thạc sỹ chiếm 0,05%, trình độ đại học chiếm 7,6%, cao đẳng và trung cấp lần lượt chiếm 2,1% và 9,4 %. Số nhân lực có chứng chỉ chiếm đến 40,3% và 40,5% là số nhân lực lao động phổ thông. Qua các thông số cho thấy trình độ nhân lực qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất ít và đa số là chủ doanh nghiệp hay ban giám đốc, các trưởng bộ phận. Còn nhóm nhân lực trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách thì chiếm đa số, chỉ qua đào tạo sơ cấp và lao động phổ thông. Lao động chưa có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ lưu trú của các cơ sở lưu trú.

Nhân lực trong các doanh nghiệp lữ hành: Với đặc thù của nghề lữ hành bắt buộc nhân lực phải có trình độ chuyên môn nhất định mới có thể hành nghề được. Trình độ tối thiểu của hướng dẫn viên quốc tế phải tốt nghiệp đại học và hướng dẫn viên nội địa phải có bằng trung cấp trở lên. Các hướng dẫn viên quốc tế và nội địa đều phải trải qua các kỳ thi để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch và phải được kiểm tra để cấp lại theo định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng. Vì thế 100% đều đã qua đào tạo về du lịch, trong đó, trình độ Thạc sỹ chiếm 0,15%, trình độ đại học là 40,5%, trình độ cao đẳng là 4,6%, trình độ trung cấp chiếm 23,1%, và 31,2% nhân lực đã qua đào tạo sơ cấp hướng dẫn. Vì các doanh nghiệp thường thuê các hướng dẫn tự do theo mùa nên không chú trọng đến trình độ, nên số nhân lực chỉ có chứng chỉ sơ cấp vẫn còn nhiều, phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.

Nhân lực tại các điểm tham quan, du lịch: Các điểm tham quan, du lịch tại Kiên Giang được phân bố khá đều tại 4 cụm du lịch. Nhân lực làm việc tại đây đa số cán bộ

quản lý, thuyết minh viên, nhân viên bán vé, bảo vệ, người bán hàng lưu niệm.. Trình độ nhân lực ở đây chủ yếu là trình độ phổ thông chiếm đến 33%, số còn lại đều có trình độ đại học 15%, cao đẳng 9,8%, trung cấp và sơ cấp nghề là 20%.

Nhân lực vận chuyển ô tô du lịch: Tất cả nhân lực này đều phải có bằng lái xe, chứng chỉ hành nghề theo quy định chung của Bộ Giao thông - Vận tải. Những nhân lực này làm việc đa số tại các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp tư nhân cho thuê xe để vận chuyển khách du lịch. Tuy nhiên họ vẫn chưa được đào tạo cơ bản để phục vụ khách du lịch. Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông - Vận tải đã ban hành Thông tư liên bộ số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/1/2011 về việc cấp biển hiệu cho ô tô du lịch và bắt buộc lái xe, người phục vụ trên xe chở khách du lịch phải được tập huấn kiến thức cơ bản về du lịch theo chương trình khung tập huấn nghiệp vụ du lịch. Năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang có xây dựng kế hoạch mở lớp nghiệp vụ cho các tài xế và người phục vụ trên xe, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)