Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 44)

7. Bố cục của luận văn

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nổi tiếng với ngành Du lịch. Du lịch được xem như một ngành chính của nền kinh tế Vương quốc Thái Lan. Năm 2012, du lịch đã đóng góp trực tiếp khoảng 7,3% vào GDP cho quốc gia này. Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ Thái Lan đã thi hành nhiều chính sách, luật định, kế hoạch, phục vụ nhiều loại hình du lịch với nhiều mức giá hấp dẫn. Chính phủ Thái Lan đã thiết lập bộ phận cảnh sát du lịch riêng ở các khu vực du lịch lớn kèm theo số điện thoại khẩn cấp nhằm hỗ trợ an ninh an toàn cho du khách. Sự thành công của ngành Du lịch Thái Lan được kết hợp bởi nhiều yếu tố, trong đó không thể không đề cập đến nguồn nhân lực du lịch Thái Lan. Lực lượng lao động du lịch được Chính phủ Thái Lan xác định là nguồn lực quan trọng và luôn ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển Du lịch nói riêng và kế hoạch phát triển quốc gia nói chung. Xuất phát từ nhiệm vụ của ngành Du lịch Thái Lan, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định kỳ thường tập trung giải quyết vấn đề về đào tạo nghề nghiệp.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần 1 năm 1961-1967, Chính phủ Thái Lan đã nhấn mạnh chỉ có thể đạt được việc phát triển kinh tế quốc gia khi có sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực được giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Kế hoạch lần 6 năm 1987-1991 đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch Thái Lan. Với mục tiêu trở thành một nước công nghiệp mới, Chính phủ Thái Lan đã đặt chất lượng nguồn nhân lực như là một điều kiện tiên quyết và đưa lên hàng đầu trong Kế hoạch lần 7 năm 1992-1996. Kế hoạch lần 8 năm 1997-2001, Chính phủ Thái Lan tiếp tục ưu tiên nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững. Trong kế hoạch lần 9 năm 2002 – 2006, Chính phủ Thái Lan quan tâm đến trình độ học vấn của nguồn nhân lực từ thông qua việc mở rộng cơ hội giáo dục cơ bản từ 6 năm lên 9 năm nhằm cải thiện để đảm bảo sự bền vững của xã hội. Kế hoạch lần 10 năm 2007 – 2011, thiết lập mục tiêu phát triển đất nước từ 10 đến 15 năm tiếp theo là xây dựng “một xã hội xanh và hạnh phúc” dựa trên sự hoàn thiện của triết học kinh tế và lấy con người làm trung tâm phát triển với 4 mục tiêu: phát triển trình độ và tiêu chuẩn đạo đức của con người, thúc đẩy bình đẳng và tăng cường xã hội, cải cách cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững và công bằng, phát triển công tác quản trị như là một chuẩn mực ở tất cả các cấp.

Các chương trình được thực hiện để phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Thái Lan: Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; chú trọng việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch; khuyến khích đào tạo tại doanh nghiệp du lịch; liên kết thực hiện các chương trình của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các chương trình nhằm hướng việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ việc chú trọng đến thực tế, đòi hỏi đào tạo phải gắng liền với thực tiễn nên Thái Lan tập trung phát triển kỹ năng nghề cho lực lượng hoạt động du lịch. Những chương trình phát triển nguồn nhân lực thường được thực hiện bởi sự liên kết giữ chính phủ và doanh nghiệp tư nhân, liên kết giữ giáo dục và đào tạo nghề, giữa hệ thống trường học và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)