Kinh nghiệm của Tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 50)

7. Bố cục của luận văn

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh nằm ở phía Nam Tây Nguyên, ở độ cao từ 900 m đến 1600 m so với mực nước biển. Lâm Đồng có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng rất độc đáo. Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng được xem là thủ phủ du lịch của Tây Nguyên. Nổi tiếng là thành phố ngàn hoa, với nhiều đồi núi, hồ thác, rừng thông, rau quả và thời tiết mát mẻ quanh năm, Đà Lạt đã trở thành thiên đường nghỉ dưỡng ở Việt Nam. Tổng số lượt khách đến Đà Lạt trong 2 tháng đầu năm 2013 ước đạt được 390.000 lượt người, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu ước đạt trên 698 tỷ đồng, tăng 36%.

Để đạt được thành tựu như trên phải kể đến sự nỗ lực không ngừng trong việc phát triển du lịch của Đà Lạt nói riêng của tỉnh Lâm Đồng nói chung. Tính đến cuối năm 2011, Đà Lạt đã có trên 715 cơ sở lưu trú và 11.600 phòng, 32 điểm và khu du lịch, trong đó có những khu du lịch được xây dựng với ngân sách khá lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan và giải trí của du khách. Trong những năm gần đây hàng loạt các dự án du lịch đã được các nhà đầu trong và ngoài nước triển khai tại đây. Ngoài các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kiểm tra thống kê và rà soát kết quả quy hoạch, công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng được chú trọng.

Theo thống kê năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 8.000 nhân lực đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch; trong đó có 5.500 người đang làm việc trong lĩnh vực lưu trú, 800 người trong lĩnh vực lữ hành – vận chuyển và 1.700 người trong các khu, điểm du lịch. Trước đây, nhân lực du lịch của Lâm Đồng có khoảng 35 – 45% qua đào tạo. Từ năm 2010 đến 2012, tỷ lệ này tăng lên 60%, nhờ sự liên kết với Đại học Đà Lạt, Đại học Yersin và 4 trường cao đẳng khác.

Ngành Du lịch đang phấn đấu đến năm 2015, có 85 – 90% nhân lực được đào tạo và cấp chứng chỉ nghề. Yêu cầu của đào tạo là phải hình thành được nguồn nhân lực có năng lực làm việc thực sự, đào tạo nghiên về thực hành chứ không chỉ trên lý thuyết. Mặc dù chỉ đào tạo nghề ở bậc sơ cấp và trung cấp cho các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ, nhưng giảng viên đều đã kinh qua công việc, có sự trải nghiệm thực tế không phải giảng dạy lý thuyết suông. Hiện Lâm Đồng có 6 trường đào tạo nhân lực du lịch từ bậc công nhân lành nghề đến đại học, hàng năm cung cấp hơn 500 cử nhân và khoảng 1.500 lao động trung – sơ cấp. Nguồn nhân lực này tuy có kiến thức, có lý thuyết, nhưng vẫn phải huấn luyện về khả năng thích ứng với môi trường làm việc, quản trị chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ….

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)