Tình hình phát triển du lịch của Tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008-2012

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 61)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển du lịch của Tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008-2012

Xác định du lịch là thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết 02 – NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2010. Nhằm thực hiện đúng Nghị quyết, các ngành, các cấp đã tổ chức học tập triển khai quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong vùng trọng điểm du lịch. Qua hơn 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 – NQ/TU, đã tạo được sự chuyển biến và nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vị trí và vai trò nhiều mặt của du lịch. Nâng cao hình ảnh, con người Kiên Giang nói chung và du lịch nói riêng trên trường

quốc tế, khu vực và cả nước. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của Nghị quyết cũng còn nhiều hạn chế, tuy nhiên thực tế ngành du lịch tỉnh cũng đã đạt được nhiều kết quả như:

Trong giai đoạn 2008 – 2012, lượng khách du lịch tăng trưởng bình quân 12%/năm, trong đó khách tham quan tăng bình quân 9%, khách nội địa và khách quốc tế có mức tăng trưởng trung bình lần lượt là 13% và 19% một năm, đối với khách lễ hội vẫn duy trì mức tăng trưởng 19%. Khách đến Kiên Giang chủ yếu là tham quan trong ngày và tham dự lễ hội (trừ Phú Quốc). Năm 2010, với những chính sách, dự án khích cầu và đầu tư cho du lịch của tỉnh cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nên lượng khách tăng lên rõ rệt. Năm 2012, khách du lịch đạt trên 5,5 triệu lượt, trong đó khách qua các cơ sở kinh doanh du lịch đạt hơn 1 triệu lượt, khách tham quan đạt hơn 2,8 triệu và khách lễ hội đạt trên 1,7 triệu lượt khách.

Đơn vị trính: Triệu lượt khách

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Kiên Giang

Biểu đồ 2.1. Lƣợng khách đến Kiên Giang giai đoạn 2008 - 2012

Doanh thu du lịch tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2008 – 2012 là 24% năm. Tuy chịu sự ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế, nhưng vì có những chính sách thích hợp và sản phẩm du lịch được đa dạng, đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch vào năm 2011 nên doanh thu năm 2012 đạt mức 877,469 triệu đồng so với năm 2011 chỉ có 752,068 triệu đồng. Phụ lục 2.1 cho thấy doanh thu từ tham quan khu du lịch năm 2011

giảm so với năm 2010, ngược lại doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010. Điều này chứng tỏ cùng với sự hỗ trợ của nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng phát triển, biết cách đầu tư cho sản phẩm và nguồn nhân lực tốt hơn để phục vụ khách quốc tế. Thời gian lưu trú bình quân của khách năm 2011 trên địa bàn tỉnh là 1,7 ngày. Nhưng đến năm 2012, do ảnh hưởng hậu quả của suy thoái kinh tế và thời tiết bất ổn nên tổng thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch giảm, đạt 1,6 ngày, trong đó khách quốc tế là 2.1 ngày chủ yếu tại Phú Quốc. Số lượng các cơ sơ lưu trú ngày càng tăng, năm 2007 toàn tỉnh có 195 cơ sở với tổng số buồng là 3.545 phòng thì đến năm 2012 có 269 cơ sở với 5.293 buồng (Trong đó có 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 11 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao và 40 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 sao, còn lại là nhà nghỉ đạt chuẩn phục vụ khách).

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Kiên Giang

Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch Kiên Giang giai đoạn 2008 - 2012

Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đảo Phú Quốc đã xác định Kiên Giang có 4 cụm trọng điểm phát triển du lịch: Huyện Phú Quốc; Hà Tiên - Kiên Lượng và phụ cận; Rạch Giá - Kiên Hải và Phụ cận; U Minh Thượng và phụ cận. Đảo Phú Quốc được Chính phủ cho xây dựng thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao, tầm cỡ các quốc gia trong khu vực và thế giới, làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước. Hiện toàn

tỉnh có 50 khu du lịch được duyệt với diện tích 7.484,92 ha, trong đó Phú Quốc có 22 khu du lịch với diện tích 5.344,23 ha.

Lực lượng doanh nghiệp lữ hành cũng tăng về số lượng và chất lượng. Tính đến năm 2012 có 48 công ty du lịch và chi nhánh - văn phòng đại diện, chủ yếu đặt tại Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Các tuyến du lịch được khai thác khá tốt, chủ yếu là các tuyến kết nối Kiên Giang với các tỉnh bạn trong khu vực và thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Lâm Đồng và Thủ đô Hà Nội; trong tỉnh có các tuyến du lịch theo trục tam giác Phú Quốc - Rạch Giá - Hà Tiên , lấy Rạch Giá làm trung tâm để trung chuyển khách Hòn Đất, U Minh Thượng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Miền Trung. Đã hình thành các tuyến du lịch đường bộ qua cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên sang Ko Kong, Phnom Penh, Siem Reap của Campuchia, Thái Lan; mở tuyến du lịch xuyên ba nước, từ Phú Quốc đến Shianouk Ville (Campuchia) và tỉnh Chanthaburi (Thái Lan) bằng đường biển và đường bộ.

Hệ thống vận chuyển khách du lịch của Kiên Giang được đầu tư xây dựng từng bước để phục vụ du lịch như đầu tư xe du lịch hiện đại, tàu cao tốc ra các đảo, tàu tham quan và câu cá, nâng cấp và hoàn thiện một số cảng có thể đón các tàu khách có trọng tải chuyên chở nhiều khách du lịch như Cảng Vịnh Đầm, Bãi Vòng, Dương Đông..., đặc biệt việc đang hoàn thiện và đưa vào hoạt động sân bay quốc tế Dương Tơ (Phú Quốc) nhằm khai thác các đường bay kết nối các nước trong khu vực và các vùng, miền trong nước.

Với thế mạnh về biển đảo, Kiên Giang ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và sinh thái. Mặt khác, tỉnh đang từng bước hình thành hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù. Khách du lịch đến với Kiên Giang có thể lựa chọn nhiều loại hình du lịch thích hợp như lặn ngắm san hô tại Phú Quốc hay các quần đảo, thăm làng nghề truyền thống, khám phá rừng nguyên sinh, du lịch về nguồn thăm lại Nhà tù Phú Quốc, thưởng thức ẩm thực đặc sản và tham dự các lễ hội truyền thống của dân tộc. Kiên Giang đang từng bước

khai thác các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch về nguồn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học... có chất lượng cao.

Nhìn chung hoạt động du lịch Kiên Giang đã có bước phát triển. Số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch liên tục tăng qua các năm, tạo nên sự chuyển biến cao trong nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành và nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, sự phối hợp khá đồng bộ giữ các cấp, ban ngành và địa phương, tạo môi trường thuận lợi để thu hút tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ngày càng được chú trọng đầu tư nhằm phát triển du lịch, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập xã hội và ngân sách nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Du lịch Kiên Giang đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)