7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Kiên Giang
Như đã đề cập ở chương 1, khi nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực phải nói đến đạo đức, sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ, các năng lực phẩm chất cá nhân. Nhưng đến nay, Kiên Giang chưa có số liệu thống kê cụ thể về tất cả chỉ tiêu trên. Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch khi tuyển dụng lao động cũng đã đề ra các tiêu chí về sức khỏe, ngoại hình, trình độ học vấn và nghiệp vụ. Vì thế Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cơ cấu tuổi và giới tính của nguồn nhân lực lao động trực tiếp trong ngành du lịch Kiên Giang.
Thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang từ năm 2009 đến 2012 đã phản ánh cơ bản trình độ của đội ngũ nhân lực trực tiếp của ngành Du lịch tỉnh, thể hiện trong bảng 2.8, bảng 2.12 (phục lục) và các biểu đồ sau:
Đơn vị tính: Người
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.7. Tổng hợp trình độ của nhân lực du lịch Kiên Giang
Nhìn chung trình độ nhân lực du lịch Kiên Giang chưa cao. Đặc biệt số lao động phổ thông chưa qua đào tạo tuy tăng chậm nhưng vẫn chiếm đến 40,5 % trong tổng nhân lực du lịch toàn tỉnh. Nguồn nhân lực du lịch được đào tạo chiếm 59,5% trong tổng số nhân
lực du lịch toàn tỉnh. Tuy nhiên, số nhân lực chuyên ngành khác chiếm 32,2%, còn số nhân lực được đào tạo chuyên ngành du lịch thì năm 2009 chiếm 22,3%, năm 2012 chiếm 27,3%. Mặc dù số lượng nhân lực đã qua đào tạo du lịch có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng nhân lực du lịch. Đây là một thực tế khá lo ngại. Một mặt các doanh nghiệp vì tiếc tiền thuê nhân lực có trình độ chuyên môn thay vào đó chỉ thuê lao động phổ thông rẻ tiền, và cũng không đào tạo lại cho người lao động dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ đáng kể. Mặt khác, vì tính thời vụ trong du lịch nên doanh nghiệp không quan tâm chất lượng nhân lực.
Đơn vị tính: Người
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Kiên Giang Biểu đồ 2.8. Nhân lực phân theo trình độ nghiệp vụ du lịch
Biểu đồ 2.8 đã thể hiện được rõ số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn du lịch tăng qua các năm. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề trong Tỉnh, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn nhằm tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân lực trong ngành, nhất là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Vì thế mà số lượng nhân lực qua đào tạo du lịch đã tăng lên hàng năm một cách nhanh chóng. Nhân lực có trình độ tiến sỹ chỉ có được 1 người. Trình độ thạc sỹ năm 2009 là 0,4%, năm 2010 và 2011 là 0,5%, năm 2012 là 0,6%. Trình độ đại học năm 2009
là 17,25%, năm 2010 là 15,5%, năm 2011 và 2012 là 15%. Trình độ cao đẳng qua các năm tăng nhẹ trong khoảng 3,5% -3,9% /năm. Trình độ trung cấp và cao đẳng nghề năm 2009 là 16,8%, các năm còn lại tăng đều 15%. Nhân lực có chứng chỉ nghề năm 2009 là 61,6%, năm 2010 là 65%, năm 2011 là 65,5%, năm 2012 là 65%. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng so với mục tiêu đề ra Kiên Giang trở thành trung tâm du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế bài toán về chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong tương lai rất cần những giải pháp chiến lược để đưa du lịch Kiên Giang đạt mục tiêu đề ra trong thời gian sớm nhất.
Để có thể đưa ra những giải pháp thiết thực cho phát triển nhân lực du lịch Kiên Giang, rất cần phải xét đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng nhóm nhân lực.