Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch hiện có

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 105)

7. Bố cục của luận văn

3.2.4. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch hiện có

Nguồn nhân lực du lịch hiện tại có trình độ tương đối còn thấp, số nhân lực có trình độ chuyên môn du lịch còn ít so với tổng số nguồn nhân lực du lịch tỉnh. Để tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhân lực hiện có, các doanh nghiệp cần rà soát lại số lượng nhân

viên chính thức, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng nghiệp vụ theo định kỳ thường niên để làm cơ sở cho việc hoạch định công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Công tác hoạch định đào tạo phải phù hợp với các chính sách, tiêu chuẩn về phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh. Mặt khác, doanh nghiệp có thể liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh theo mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng để chuẩn hóa trình độ của nhân viên.

Tăng cường chất lượng trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. Thông qua các bản mô tả tiêu chuẩn công việc đã xây dựng, các yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng của các ứng viên phải được kiểm tra qua các vòng phỏng vấn một cách nghiêm túc nhằm xác định được chất lượng của nhân lực trong thời gian đầu.

Doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên tự nâng cao trình độ và sở trường cá nhân bằng cách tạo điều kiện về thời gian, lương bổng, hỗ trợ kinh phí học … tùy theo chính sách của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp nên có chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân lực, cơ hội thăng tiến một cách hợp lý và công khai, được xem như là mục tiêu để nhân viên phấn đấu tự nâng cao năng lực để phù hợp với yêu cầu thăng tiến.

Công tác kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn và tay nghề nhân lực của doanh nghiệp cũng phải được chú trọng. Đây là những cơ hội để lãnh đạo các cấp nhìn lại chất lượng đội ngũ nhân viên sau từng thời gian hoạt động để đưa ra chính sách, điều chỉnh thích hợp đảm bảo chất lượng phục vụ của doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nhìn chung, nhân lực du lịch hiện tại phải vừa đào tạo cơ bản trong các cơ sở đào tạo tại tỉnh và ngoài tỉnh, vừa bồi dưỡng và đào tạo theo cách truyền nghề mới theo kịp đòi hỏi của sự phát triển du lịch của tỉnh. Nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số lượng nhân viên ít, công tác đào tạo, bồi dưỡng hầu như không được quan tâm dẫn đến chất lượng dịch vụ cũng không được đảm bảo. Nhân lực ở đây làm việc theo kinh nghiệm và thói quen là chính nên khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Vì thế, trước tiên cần đào tạo cho đội ngũ đào tạo viên, bằng cách cử các nhân viên có trình độ

cao hoặc chủ doanh nghiệp ở các cơ sở kinh doanh du lịch đi đào tạo, nhằm đào tạo lại những nhân viên trong cơ sở của mình. Thông qua các Dự án EU, Luxembourg và một số cơ sở đào tạo du lịch ở Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu hỗ trợ đào tạo các đào tạo viên.

Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện, khi Du lịch Kiên Giang một mặt phải gấp rút bồi dưỡng cho nguồn nhân lực du lịch trước tiên là nghiệp vụ, kỹ năng du lịch. Mặt khác, cần trang bị cho họ hiểu biết về các cam kết đa phương và song phương, các hệ thống luật lệ, các kỹ năng đàm phán, tranh tụng quốc tế (chủ yếu là cho những người làm quản lý), hiểu biết văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương và các vùng miền trong nước và của các nước có khách đến các địa phương của Kiên Giang du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)