Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 54)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Kiên Giang nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, có tổng diện tích 6.346 km2. Phía Đông Bắc giáp tỉnh An Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu; Bắc giáp Campuchia; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan. Chiều dài đường bờ biển hơn 200 km, Kiên Giang kết nối với các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia và có 143 hòn đảo với 105 hòn đảo nổi lớn, nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch thoát nước ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cho các loại hải sản. Kiên Giang được xem như là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Địa hình Kiên Giang có cả đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo, nhưng tương đối bằng phẳng. Kiên Giang có 05 quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc. Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện (Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc). Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

Xét trên lãnh thổ toàn tỉnh có thể chia làm 4 vùng phát triển du lịch: 1) Vùng Tứ giác Long Xuyên: Với diện tích khoảng 2.365,8 km2 chiếm 37,3% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm các huyện, thị như: Hòn Đất, Hà Tiên, Rạch Giá, Kiên Lương và 1 phần của huyện Tân Hiệp và Châu Thành. 2) Vùng Tây sông Hậu: Diện tích khoảng 1.334,3 km2 chiếm 21,0% diện tích toàn tỉnh. Bao gồm huyện Giồng Riềng, 2 phần của huyện Gò Quao và 1 phần

181.829 ha, gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Vùng này được giới hạn bởi sông Cái Lớn và tỉnh Cà Mau . 4) Vùng đồi núi hải đảo: Diện tích tự nhiên khoảng 63.174 ha, các đảo tập trung nhiều ở 2 huyện Kiên Hải, Phú Quốc và một số đảo thuộc huyện Kiên Lương. Địa hình các đảo chủ yếu là đồi núi thấp, một số đảo lớn có xen kẽ các đồng bằng nhỏ hẹp có phân bậc, độ dốc trung bình từ 15 – 200 m, có nơi trên 200 m, nơi cao nhất là 600 m, thấp nhất là 20 m. Nhìn chung các các đảo, quần đảo của một số khu vực có đặc điểm chung là nhỏ đơn lẻ, thấp diện tích hẹp, giữa đảo thường cao nhất và thoải đều dần 4 phía tạo ra các bãi cát hoặc các bãi đá; riêng đảo Phú Quốc có diện tích lớn nhất có địa hình có phức tạp hơn và bị chia cắt bởi các sông, rạch và các dãy núi; phía bắc đảo có địa hình núi cao nhất, đồng thời là khu vực tập trung nhiều diện tích rừng, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và thấp dần về phía Nam đảo có nhiều bãi cát chạy dọc theo hai bên sườn đảo, đây là khu vực có nhiều bãi biển đẹp.

Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt và số giờ nắng cao, không phân hóa theo mùa, khí hậu ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)