7. Bố cục của luận văn
3.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch
3.2.1.1. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật các trường trung cấp, cao đẳng đào tạo du lịch
Một trong những điều kiện tạo uy tín cho người học và đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường dạy nghề đó là cơ sở vật chất kỹ thuật dạy và học. Nhưng không phải cơ sở đào tạo nào cũng đảm bảo hoàn thiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Xây dựng một cơ sở có quy mô và đủ tiêu chuẩn đào tạo nghề du lịch là một vấn đề cấp bách tại Kiên Giang. Hiện tại Kiên Giang chỉ có trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật có cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập ở mức tương đối nhưng những trang thiết bị và phòng thực hành này có quy mô nhỏ, chưa đúng chuẩn. Các trường còn lại đa phần không có cơ sở thực hành, nếu có thì cũng rất sơ sài, chỉ đủ để giảng dạy cơ bản, học viên không
thể thực hành. Điều này đã dẫn đến chất lượng học viên sau đào tạo không đạt tiêu chuẩn để làm việc tại các doanh nghiệp, yếu về cả kỹ năng thực hành và ngoại ngữ, không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Không ít sinh viên do không đủ kỹ năng nghề nghiệp cơ bản khi ra trường phải chuyển sang ngành khác làm việc.
Vì thế, vấn đề hiện nay là Kiên Giang cần tập trung xây dựng các chính sách đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật dạy và học theo tiêu chuẩn chung của Tổng cục Dạy nghề và Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đảm bảo đủ điều kiện cho quá trình dạy và học, đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo về cả lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành và ngoại ngữ nhằm đáp ứng được số lượng, chất lượng và yêu cầu của người sử dụng lao động trong tương lai.
Để công tác đầu tư hiệu quả và đào tạo có chất lượng, đồng bộ thì Tỉnh nên xây dựng một trường chuyên đào tạo về du lịch có quy mô và hiện đại. Cần xác định các hệ đào tạo, hình thức đào tạo để có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn một cách cụ thể, tránh đầu tư tràn lan, gây lãng phí.
Tranh thủ sự hỗ trợ phần nào của các dự án nước ngoài về trang thiết bị cho cơ sở thực hành trong thời gian sắp, hoặc các dự án đầu tư của nước ngoài về các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ việc dạy và học. Cần liên kết đào tạo với các trường về đào tạo du lịch ngoài tỉnh để hỗ trợ phần nào về cơ sở vật chất thực hành.
3.2.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên
Lực lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục nói chung. Đối với ngành Du lịch Kiên Giang, thì đây là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng. Nhưng trên thực tế, số nhân lực đào tạo cho ngành thì thiếu về số lượng và còn thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo và phát triển của ngành trong tương lai. Do đó công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên là một việc làm cần thiết và cấp bách, cần sự phối hợp của nhiều phía từ Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp du lịch và các cơ sở đào tạo quản
lý trực tiếp của giáo viên. Ngoài ra cũng phải có sự liên kết, đồng bộ của các chính sách như: Chính sách thu hút, tuyển dụng, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ và sử dụng nguồn lực…
Căn cứ tình hình phát triển của ngành Du lịch mà cần phải có kế hoạch rà soát lại số lượng nguồn nhân lực đào tạo tại các cơ sở một cách chính xác để từ đó xây dựng các chính sách thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh có trình độ cao, được đào tạo hoặc làm việc tại các thành phố lớn hoặc các nhân lực ở Tỉnh khác. Mặt khác cũng phải xây dựng chính sách đãi ngộ và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Nên xây dựng những quy hoạch về đội ngũ giáo viên, giảng viên nhằm có các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý. Đây cũng là động lực giúp các giáo viên, giảng viên có ý chí phấn đấu phát triển. Xác định rõ các hệ đào tạo đại học, cao đẳng, hoặc trung cấp, dạy nghề của trường để xây dựng các kế hoạch thời gian đào tạo, chuyên ngành hợp lý, bồi dưỡng đúng công tác giảng dạy chuyên môn của giáo viên để hạn chế việc đào tạo tràn lan, không hiệu quả.
Hình thức đào tạo và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực trong các cơ sở đào tạo nên đa dạng để giáo viên, giảng viên có thể tham gia một cách chủ động. Tạo điều kiện về thời gian và vật chất để khuyến khích giáo viên tham gia học tập tại các trường đại học đào tạo chất lượng về du lịch trong và ngoài nước, nhất là các tỉnh hoặc quốc gia có ngành Du lịch phát triển. Ngoài việc nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ nhà giáo, cũng cần chú ý đào tạo tin học và ngoại ngữ cần phải nâng cao tay nghề, kỹ năng thực hành của giáo viên. Du lịch là một ngành dịch vụ, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ thực tế. Vì thế, hàng năm các cơ sở đào tạo nên liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có uy tín và chất lượng để gửi giáo viên, giảng viên đến học tập kinh nghiệm thực tiễn, cập nhật những công nghệ mới mà doanh nghiệp sử dụng để bổ sung vào chương trình giảng dạy để đáp ứng được yêu cầu về mục tiêu chất lượng đào tạo, tránh tình trạng lý thuyết suông.
Phương pháp giảng dạy của ngành Du lịch cũng khác so với các ngành khác. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và thiên về dịch vụ, vì thế khi giảng dạy cho học viên phải kết hợp nhiều phương pháp, phối hợp giữ lý thuyết cơ bản và ứng dụng thực hành, nhằm khơi dậy được tính sáng tạo, hiểu được tính chất của ngành, làm quen với khả năng chịu đựng dưới áp lực công việc, thuần thục về quy trình các nghiệp vụ phục vụ, kỹ năng giao tiếp và bán hàng hiệu quả mà trên hết là lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp. Do đó đòi hỏi giáo viên, giảng viên ngoài trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành còn phải có phương pháp dạy phù hợp, hiệu quả cao, phát huy tính tự lập cũng như làm việc nhóm, để học viên có thể lĩnh hội được mục tiêu đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ của ngành. Điều cần thiết là phải liên kết với các trường đào tạo du lịch có chất lượng trong và ngoài nước để giáo viên được tu nghiệp, học hỏi phương pháp giảng dạy, hoặc mở các lớp đào tạo ngắn hạn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, nghệ nhân đầu ngành hướng dẫn về phương pháp giảng dạy trong du lịch một cách hiệu quả nhất. Tranh thủ sự hỗ trợ từ các đề án, dự án về phát triền nguồn nhân lực chât lượng cao của quốc gia và nước ngoài.
3.2.1.3. Đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy
Hiện tại, có rất nhiều chương trình và giáo trình cũng như tài liệu tham khảo được lấy từ nhiều nguồn không chính thống ở các cơ đào tạo du lịch tại Kiên Giang, sử dụng để giảng dạy cho chuyên ngành du lịch. Vì thế nội dung đào tạo không có sự đồng bộ, không đúng tiêu chuẩn chung của ngành, lượng kiến thức sinh viên thu được gần như chắp vá của các môn học mà không có sự thống nhất. Các chương trình, giáo trình được thay đổi thường xuyên khiến người học khó theo dõi được chương trình học của mình.
Vì thế, cần rà soát lại tất cả các chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy của tất cả các cơ sở đào tạo nhằm xây dựng lại, phát triển và thống nhất chương trình chung cho mỗi hệ đào tạo. Nội dung của chương trình cần phải đạt được mục tiêu đào tạo của Ngành, dựa trên tiêu chuẩn của từng chức danh, ngành nghề cụ thể để đảm bảo học viên có thể ứng dụng kiến thức ngay sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao
động. Đặc biệt cần chú trọng đến tin học ứng dụng và ngoại ngữ trong các chương trình đào tạo ngày nay.
Giáo trình và tài liệu giảng dạy cũng phải được thống nhất, lựa chọn những giáo trình, tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và được công nhận theo tiêu chuẩn của giáo dục. Công tác kiểm tra sự phù hợp với chương trình, nội dung đào tạo và hệ đào tạo phải được đẩy mạnh và được tiến hành theo định kỳ. Đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sự đồng bộ trong đào tạo. Đối với những chương trình có đề cương chi tiết không phù hợp với giáo trình được xuất bản thì giáo viên phải tiến hành biên soạn tài liệu giảng dạy nhưng đảm bảo tài liệu phải được thẩm định kỹ trước khi đưa vào giảng dạy.
3.2.2. Chú trọng quản lý chất lượng đào tạo
Trong mục tiêu phát triển chung của Ngành có nhấn mạnh đến việc phát triển tăng số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý hoá cơ cấu nguồn nhân lực. Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, điều ưu tiên hàng đầu là phải chú trọng đến công tác quản lý chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo sẽ được thể hiện qua kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề… Vì thế để người học có thể đạt được mục tiêu chất lượng sau khi được đào tạo, cần chú ý những vấn đề sau:
Xây dựng cơ cấu hệ đào tạo phù hợp. Khác với những ngành kinh tế, đặc điểm đào tạo của ngành du lịch phải gắn liền với đào tạo về thực hành, ngoài ra cần phải chú trọng đến hiệu quả sử dụng và nhu cầu sử dụng của xã hội. Theo một số chuyên gia du lịch trên giới, cơ cấu đào tạo hiệu quả và hợp lý là 5/10/85, tức là 5 cán bộ quản lý, 10 chuyên viên và 85 lao động trực tiếp. Vì thế không có tư tưởng chạy theo bằng cấp mà chỉ đào tạo những hệ đại học, cao đẳng trong khi hệ đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng nghề trong du lịch là rất cần thiết. Đây là những hệ đào tạo ra nguồn nhân lực lao động trực tiếp với thời gian đào tạo ngắn và chú trọng kỹ năng thực hành nghiệp vụ nhiều hơn lý thuyết nên sau khi tốt nghiệp người học có thể áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
Thực hiện đúng những quy định tuyển sinh cho các hệ đào tạo. Lấy mục tiêu chất lượng đào tạo là cơ sở cho công tác tuyển sinh, không chạy theo lợi nhuận, thành tích để giảm các điều kiện quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tuyển nhiều học viên. Xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra phù hợp với mỗi ngành, nghề và hệ đào tạo. Chuẩn đầu ra sẽ giúp cho cơ sở đào tạo định hướng mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ cho chương trình - nội dung đào tạo, phù hợp với nhu cầu của xã hội, làm cơ sở để người học chọn lựa ngành nghề thích hợp với khả năng, sở thích cá nhân, biết được các điều kiện cần để được tốt nghiệp của ngành học. Chuẩn đầu ra cũng giúp cho các doanh nghiệp nhận thấy được khả năng đào tạo, những kiến thức và kỹ năng mà người học đã tiếp thu được, để công tác tuyển dụng tại doanh nghiệp thuận lợi hơn, ngoài ra doanh nghiệp có thể góp ý để cơ sở đào tạo xây dựng chương trình và chuẩn đầu ra đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Như đã trình bày ở trên về phát triển chương trình, nội dung đào tạo và giáo trình cùng với phương pháp giảng dạy phù hợp, phát triển theo xu hướng của từng thời kỳ cho các hệ đào tạo cũng là công tác đảm bảo về chất lượng đào tạo.
Số lượng học viên trong mỗi lớp cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Cần tổ chức lớp học với số học viên vừa đủ để đảm bảo không gian, điều kiện học tập thuận lợi và thời gian thực hành cho mỗi học viên. Tránh trường hợp lớp học quá đông khiến người học không thể tiếp thu đầy đủ kiến thức mà giáo viên truyền đạt và thời lượng thực hành quá ít, không đủ để sinh viên tích lũy được kỹ năng nghiệp vụ cho bản thân, ảnh hưởng đến mục tiêu chuẩn đầu ra nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả đào tạo cũng phải được chú trọng. Đây là thước đo cho chất lượng đào tạo, vì thế công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo, đánh giá cần được tiến hành một cách nghiêm túc và đúng quy trình. Ban Thanh tra phải thường xuyên kiểm tra về công tác kiểm tra đánh giá của các khoa, các ngành đào tạo, nhằm phát hiện lỗ hổng, sai sót để có những hành động khắc phục kịp thời.
Hiện nay nhiều cơ sở đào tạo trên địa bàn Tỉnh đã đăng ký tiêu chuẩn hệ thống quản trị chất lượng cho giáo dục ISO 9001- 2008 nhằm làm mục tiêu và cơ sở để phấn đấu đạt chất lượng thường niên. Hàng năm các cơ sở đào tạo sẽ tổ chức những đợt tự kiểm tra đánh giá trong và thuê chuyên gia đánh giá ngoài. Đây là hoạt động rất thiết thực và tích cực với mục tiêu duy trì và phát triển chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cũng không ít cơ sở đăng kí chất lượng ISO để lấy danh tiếng, thu hút người học mà chưa có thực hiện theo cam kết đã đề ra. Vì thế, các cơ sở đào tạo nên nhận thức rõ tính bức thiết của đổi mới cách thức quản lý để phát triển, áp dụng ISO là để xây dựng nền móng cho một hệ thống quản trị hướng vào chất lượng. Nhận thức và mục tiêu đào tạo thường đi liền với nhau. Nếu một doanh nghiệp có nhận thức chất lượng đào tạo sơ sài, chỉ vì lợi ích tài chính đơn thuần, thì khó có thể đạt được mục tiêu chất lượng đào tạo đã đề ra.
3.2.3. Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo
Như đã trình bày ở chương 2, hiện tại nguồn nhân lực du lịch được đào tạo từ các cơ sở đào tạo trong địa bàn tỉnh chưa đáp ứng với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Vì thế thường xảy ra tình trạng các doanh nghiệp thuê nhân lực đã qua đào tạo lại phải đào tạo lại để phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Điều này đã làm lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Như vậy nhận thấy rằng, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa có sự liên kết với nhau.
Đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của chất lượng đào tạo. Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ sở đào tạo cần phải tham khảo ý kiến của doanh nghiệp, xem họ cần kiến thức, kỹ năng và thái độ như thế nào đối với từng chức danh trước khi xây dựng chương trình, nội dung đào tạo. Các doanh nghiệp cần thường xuyên tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo về những yêu cầu sử dụng của nguồn nhân lực của mình để cơ sở đào tạo có thể phát triển chương trình đào tạo thích hợp qua từng thời kỳ phát triển của ngành du lịch. Cơ sở đào tạo có thể liên hệ gửi sinh viên thực tập xuống các doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nhận xét về kỹ năng, kiến thức và thái
độ đối với công việc của các sinh viên, nhằm đưa ra những góp ý để phát triển chương trình đào tạo cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường cũng cần lựa chọn và chắt lọc