7. Bố cục của luận văn
2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế:
Do ngành Du lịch của Kiên Giang tuy đã được quan tâm trong những năm gần đây nhưng vẫn là ngành còn khá trẻ. Chủ yếu các hoạt động du lịch giai đoạn đầu chỉ mang tính tự phát, chưa có tính đồng bộ và khả thi trong các giải pháp của kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch giữa các ban ngành và địa phương.
Công tác quản lý nhà nước về du lịch chủ yếu là chú trọng đến vấn đề đầu tư, xúc tiến, sản phẩm mà ít chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển, đến nay vẫn chưa xây dựng hoàn tất đề án về Phát triển nguồn nhân lực du lịch Tỉnh.
Các giải pháp được xây dựng cho công tác phát triển nhân lực du lịch chỉ mang tính giải pháp tình thế chưa có tính chiến lược lâu dài.
Ngân sách chi cho lĩnh vực nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế, tuy đã có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân lực nhưng vẫn chưa hấp dẫn được nguồn nhân lực có chất lượng cao vì tính đãi ngộ còn thấp so với những tỉnh khác.
Nhân lực quản lý nhà nước chuyên về đào tạo chất lượng nhân lực còn thiếu và yếu về chuyên môn quản lý về nguồn nhân lực.
Khối doanh nghiệp thì chưa có sự quan tâm đúng mức về chất lượng lao động còn mang tính mùa vụ cao, chỉ chú trọng nhiều đến lợi ích và doanh thu, chưa nhận thức được tầm quan trọng của năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tầm nhìn chiến lược còn hạn chế. Công tác đào tạo lại và bồi dưỡng cho nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp chưa được tổ chức bài bản, còn mang tính đối phó cao.
Đối với các cơ sở đào tạo du lịch thì tình trạng thiếu nhiều lực lượng giáo viên, giảng viên chuyên ngành du lịch, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết hơn là thực hành. Mặc khác, các cơ sở đào tạo chỉ sử dụng chương trình đào tạo tự xây dựng hoặc của trường khác mà không theo nhu cầu của người sử dụng lao động tại Tỉnh. Do đó xảy ra tình trạng phải đào tạo lại khi doanh nghiệp thuê người lao động đã qua đào tạo.
Để có thể đạt được mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long và trung tâm du lịch hấp dẫn nhất khu vực cực Nam Bộ trong tương lai, Kiên Giang rất cần một nguồn nhân lực du lịch dồi dào, chất lượng cao. Những thành tựu và hạn chế của công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch trong thời gian qua cần được Du lịch Kiên Giang rút ra được những bài học kinh nghiệm để xây dựng giải pháp trong những năm tới. Những giải pháp này cần mang tính đồng bộ cao và khả thi giữa các cấp, ban ngành, địa phương; giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các
doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo và những cơ quan liên quan gián tiếp đến sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang.
Tiểu kết chương 2: Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về du lịch Kiên Giang; khái quát về tình hình phát triển du lịch Kiên Giang giai đoạn 2008 – 2012; thực trạng nguồn nhân lực du lịch và công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang giai đoạn 2008 -2012. Thực trạng nguồn nhân lực Tỉnh được phân tích từ nhiều góc độ như thông qua các số liệu về số lượng, chất lượng và cơ cấu tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở đào tạo du lịch. Được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, để hoàn thành chương 2, luận văn đã sử dụng số liệu từ cuộc điều tra điển hình về thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại một số doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các cơ sở đào tạo du lịch trong tỉnh nhằm làm minh chứng cho các nhận xét, đánh giá về nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, chương 2 luận văn còn tổng kết đánh giá tình hình sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian vừa qua, những thành tựu và nguyên nhân trong công tác phát triển nguồn nhân lực, những mặt hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đây là những cơ sở mang tính thực tiễn để đưa ra phương hướng và đề xuất những giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Kiên Giang ở chương 3.
CHƢƠNG 3.
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH TẠI KIÊN GIANG