7. Bố cục của luận văn
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương, có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Thành phố Đà Nẵng đã thực hiện các chương trình phát triển du lịch qua từng thời kỳ nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và tiềm năng sẵn có để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trong những năm gần đây du lịch Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng kể . Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động du lịch vẫn chưa tương ứng với tiềm năng, công tác quản lý và nhân lực du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực du lịch của Đà Nẵng hiện có 5.780 người, chiếm 88,4% toàn ngành. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dự kiến đến năm 2015, số lao động dịch vụ sẽ cần khoảng 19.000 người mới có thể đáp ứng được hơn 15.500 phòng khách sạn. Mặc dù lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng đang tăng lên, nhưng số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 40%), đặc biệt rất thiếu nhân lực quản lý, cấp chuyên nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp chọn giải pháp là thuê người nước ngoài hoặc từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng theo thống kê, 90% lực lượng lao động du lịch được đào tạo ngoại ngữ nhưng chủ yếu chỉ ở trình độ A, B, thiếu đội ngũ biết tiếng Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc…[5].
Để khắc phục tình trạng yếu kém của nguồn nhân lực, Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển đến năm 2015 mà chủ yếu nhấn mạnh công tác đào tạo. Thành phố đã chủ trương huy động kinh phí cho hoạt động đào tạo từ nhiều nguồn, nội dung đào tạo sẽ có hai hướng chính:
Một là Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ như quản lý nhà nước về du lịch, thẩm định và xếp hạng các cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch, tổ chức sự kiện, tiếp thị du lịch, nghiệp vụ lữ hành, nghiệp vụ khách sạn.
Hai là Mở các lớp đào tạo quản lý cấp cao cho các khách sạn, công ty lữ hành, công ty sự kiện du lịch; nghiệp vụ phục vụ các hoạt động giải trí vui chơi, giải trí trên biển, du lịch đường sông làng quê; phối hợp các cơ sở đào tạo chuẩn hóa kiến thức kỹ năng bổ trợ cho nhân lực trực tiếp ở các đơn vị kinh doanh du lịch.
Để nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của các trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Đà Nẵng có kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch. Thành phố sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Australia, Nhật… để trau dồi đội ngũ giảng viên, sinh viên về kiến thức và kỹ năng. Đồng thời, đưa du lịch vào danh mục ngành nghề được nhà nước hỗ trợ đào tạo ở nước ngoài. Mặc khác, để giúp cho người lao động thuận lợi và có thể chủ động trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng thì hoạt động đào tạo sẽ được đa dạng hóa bằng các hình thức đào tạo thông qua công việc, chuyển đổi vị trí công tác, tự học tập…