Công tác dự báo và đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.2. Công tác dự báo và đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Một trong những nội dung của phát triển nguồn nhân lực cũng cần phải được quan tâm đó là công tác dự báo nguồn nhân lực. Đây là công tác nhằm dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực trong tương lai. Đối với nguồn nhân lực du lịch thì công tác dự báo được xem là một công cụ đắc lực nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch nguồn nhân lực. Có nhiều mô hình dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Có thể tóm tắt qui trình dự báo thành ba bước:

Bước 1: Dự báo số lượng việc làm theo ngành nghề

Nguyên tắc cơ bản là dự đoán nhu cầu lao động thông qua dự đoán sự phát triển sản lượng kinh tế, du lịch, được tính toán theo phương pháp vĩ mô truyền thống. Tuy nhiên, việc thực hiện dự báo này đòi hỏi phải có một tầm nhìn và được hoạch định ở cấp vĩ mô, khi phải dự báo được ngành nghề, lĩnh vực mà vùng có lợi thế hoặc nên tập trung phát triển, phát huy được lợi thế cạnh tranh của vùng với thị trường du lịch các tỉnh khác.

Đây là bước tiếp theo và là công việc khó khăn nhất. Đó là chuyển từ dự báo nguồn nhân lực theo cơ chế việc làm sang cơ cấu giáo dục theo trình độ. Mối quan hệ này được coi là đơn ứng giữa một ngành nghề và một loại đào tạo, các ngành nghề và các đào tạo xếp thăng bằng với nhau. Sau đó, các mô hình dự báo đã được bổ sung, phát triển nhằm làm mềm đi mối quan hệ đào tạo - việc làm, gần với thực tế hơn: mỗi nghề có thể liên quan tới một cấu trúc đào tạo, chứ không chỉ một loại đào tạo.

Sau hai loại dự báo trên, mới chỉ có cầu lao động được nghiên cứu. Cung lao động không phải không được nhắc đến nhưng là đối tượng của các hoạt động dự báo tách rời và độc lập.

Bước 3: Các dự báo liên quan

Dự tính cung lao động theo loại đào tạo, cho phép làm phép tính thống kê về nguồn nhân lực có và rời khỏi địa bàn tỉnh, số lượng nguồn lực cần bổ sung vào số người lao động đang có việc làm và tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, mối quan hệ tiền lương - việc làm cũng phải được xem xét, vì đây là một trong những nguyên nhân chính khiến luồng lao động dịch chuyển khá lớn giữa các khu vực trong địa bàn tỉnh.

Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu nhân lực và đào tạo, ta thấy khó khăn trong việc nghiên cứu vấn đề khoa học về mối quan hệ đào tạo - việc làm. Các lý thuyết hiện nay có khả năng đưa ra một cách nhìn thực tế hơn về mối quan hệ đào tạo - việc làm thực sự tồn tại, nhưng mức độ của mối quan hệ này phụ thuộc vào sự phát triển, đặc biệt vào cơ chế điều chỉnh về tiền lương và về số lượng người lao động.

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của cả nước nói chung. Để có được dự báo đúng đắn và làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách đào tạo, cần có một tổ chức có trách nhiệm điều phối và phối hợp công tác dự báo. Khi đó công tác dự báo và vấn đề đào tạo rất phù hợp đáp ứng được nguồn nhân lực cho địa phương tránh được nguồn nhân lực thừa số lượng và yếu chất lượng . Kết quả dự báo và điều tra nhu cầu phát triển sẽ là cơ sở cho các đơn vị giáo dục trên địa bàn tỉnh lên chương trình đào tạo. Tuy nhiên, thực

hiện được mục tiêu đào tạo đó lại liên quan đến hàng loạt vấn đề khác như: cơ sở vật chất, trang thiết bị... và cuối cùng cũng là vấn đề nhân lực: đội ngũ nhà quản lý giáo dục và đội ngũ giảng viên có tâm có tài, thực hiện mục tiêu giáo dục đó. Đây là một chu trình khép kín, đi lên và liên hệ chặt chẽ với nhau.

Trong cơ chế thị trường nhiều thành phần, với nền kinh tế mở, khả năng cạnh tranh du lịch giữa các quốc gia được mở rộng hơn. Sự cạnh tranh diễn ra trên mọi phương diện trong đó có việc phát triển nhân lực du lịch. Con người là nhân tố chính chi phối mọi hoạt động du lịch, cho nên chất lượng nhân lực du lịch sẽ quyết định việc hướng phát triển của đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng, để đạt được nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao thì phải chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là yếu tố quyết định tăng trưởng du lịch và là lợi thế cạnh tranh du lịch quan trọng nhất, bảo đảm du lịch phát triển nhanh và bền vững. Vì thế có thể nói công tác đào tạo là nội dung cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trước đây, các hoạt động kinh doanh du lịch tự do, người lao động trong các doanh nghiệp không cần bằng cấp chỉ cần kinh nghiệm, hiểu biết chút ít về địa lý, về văn hóa thì có thể hành nghề. Hiện nay quan niệm và cách hành xử đó dần mất đi, do hoạt động du lịch đã trở nên phổ biến và được Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thì hoạt động du lịch cần được thực hiện bởi nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, kỹ năng tốt, đảm bảo thu hút và đáu ứng được nhu cầu chính đáng du khách.

Để được như vậy, các cơ quan quản lý du lịch phải xây dựng một hệ thống đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và được cập nhật liên tục. Nội dung đầu tiên của quản lý nhà nước về đào tạo là việc dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Đây là cơ sở đầu tiên để các cơ sở đào tạo du lịch xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo, định ra nội dung đào tạo. Để tránh mất thăng bằng cung cầu nhân lực trên thị trường lao động hay gây lãng phí nguồn năng lực của xã hội, công tác định hướng cơ cấu đạo tạo hợp lý cho các

ngành nghề du lịch rất cần thiết trong thực hiện nội dung quản lý về đào tạo du lịch. Cơ cấu đào tạo cần phải chú trọng đến sự đồng bộ và tương ứng công việc, đào tạo theo chiều sâu và công việc chuyên môn của mỗi chức danh từ nhân viên đến cấp quản lý, chuyên gia nghiên cứu, tránh tình trạng chỉ tập trung vào đào tạo ở bậc đại học.

Mỗi một chức danh nghề nghiệp đều có những kỹ năng năng nhất định, cần phải làm rõ đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo. Cơ quan quản lý nhà nước về nhân lực du lịch cần chuẩn hóa, giám sát việc xây dựng chương trình và nội dung đào tạo. Một mặt, Nhà nước giám sát các chương trình đào tạo được xây dựng từ bậc thấp đến cao về kiến thức và một số các nghiệp vụ chuyên môn nhất định cần phải có. Mặt khác, cũng khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch chuẩn hóa chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hội nhập quốc tế được thuận lợi.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo và xác định các hình thức đào tạo đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực du lịch. Bên cạnh hệ thống đào tạo tập trung cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống trường bổ túc, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch dưới sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn nhằm đào tạo và bồi dưỡng các đối tượng lao động đã, đang làm việc trong các cơ sở du lịch muốn được nâng cao kiến thức và đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch.

Để thực hiện được mục tiêu giáo dục và đào tạo du lịch thì đội ngũ giáo viên du lịch cần được quan tâm phát triển, được tạo điều kiện để nâng cao, cập nhật kiến thức thường xuyên và nghiên cứu sâu chuyên môn. Các nhà quản lý cần có những chính sách phát triển hợp lý cho đội ngũ giảng dạy du lịch và cán bộ quản lý đào tạo, dạy nghề du lịch vì chất lượng của đội ngũ này quyết định đến chất lượng nhân lực du lịch trong tương lai.

Ngoài ra cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch cũng cần có những chính sách ưu đãi khuyến học đối với những người có lòng yêu nghề, có cống hiến cho sự phát triển của ngành Du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)