Quan điểm phát triển du lịch của Tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 90)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của Tỉnh Kiên Giang

Sau thực hiện “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2001 – 2010” được phê duyệt, ngành Du lịch Kiên Giang đã đạt được nhiều chỉ tiêu phát triển quan trọng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh. Trong Định hướng phát triển du lịch Kiên Giang năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, du lịch được phát triển theo các quan điểm sau:

Tranh thủ thời cơ, khác phục hạn chế, phát huy các thành tựu kinh tế - xã hội đạt được, huy động mọi điều kiện, nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn để đạt tốc độ tăng trưởng phát triển du lịch bền vững, sớm đưa du lịch Kiên Giang trở thành một trong những trung tâm du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long và trung tâm du lịch hấp dẫn nhât khu vực cực Nam Bộ.

Thực hiện chiến lược phát triển thị trường khách du lịch tỉnh Kiên Giang là tăng nhanh số lượng khách du lịch quốc tế là cơ bản, ổn định thị trường khách du lịch để tạo ra bước phát triển đột phá trong du lịch.

Đa dạng hóa và có trọng tâm về thị trường khách du lịch, loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch để tạo ra bước phát triển đột phá trong du lịch. Chú trọng công tác đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao tại các khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch, đặc biệt là việc xây dựng các sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên biển, đảo và sinh thái trở thành thương hiệu của Kiên Giang.

Phát triển du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phát triển du lịch đi đôi với giải quyết công ăn việc làm, chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống người lao động, đặc biệt cộng đồng các dân tộc Khơ me nơi có tiềm năng về tài nguyên du lịch.

Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường , bảo tồn tài nguyên nhân văn.

Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ an ninh, chính trị; củng cố quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Để thực hiện quan điểm đã đề ra, du lịch Kiên Giang cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Tập trung phát triển sản phẩm đặc thù và quy hoạch hiệu quả nhằm khai thác tối ưu tiềm năng du lịch của 4 vùng du lịch trọng điểm là cụm du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc, cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, cụm du lịch thành phố Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận, cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận. Bên cạnh việc ổn định thị trường cũ và khai thác thị trường mới, cần chú ý phát triển sản phẩm du lịch gắn với các đoạn thị trường khách có khả năng chi trả cao như phát triển du lịch MICE tại Phú Quốc và Hà Tiên. Tăng cường đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng và số lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề chuyên môn cao. Đẩy nhanh việc cải cách hành chính trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xây dựng cơ bản, giao và cho thuê đất, thuê mặt nước. Phát huy năng lực quản lý của nhà nước trong vấn đề quy hoạch du lịch và đầu tư du lịch, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển du lịch của các tập đoàn lớn trên thế giới. Ngoài ra bảo vệ môi trường cũng là điều kiện và là mục tiêu của phát triển du lịch của các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác triển khai phối hợp của các ngành, địa phương trong việc quản lý nhà nước về du lịch nhằm nâng cao nhận thức về việc phát triển du lịch đối với các cấp, ban ngành và nhân dân tại địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 90)