Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện và thực hiện các chính sách đãi ngộ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 43)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện và thực hiện các chính sách đãi ngộ

Một trong những nội dung cơ bản khác của phát triển nguồn nhân lực du lịch là xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách đãi ngộ nhằm đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với nhân lực du lịch. Nhân lực du lịch sẽ làm việc có hiệu quả hơn, nếu được tạo điều kiện làm việc và học tập tốt. Những chính sách động viên, kích thích đến từ nguyên nhân thúc đẩy bên ngoài đối với người lao động là những lợi ích vật chất và tinh thần như tiền lương, tiền thưởng, các ưu đãi khác… Trong ngành Du lịch, phần đông nhân lực là những người phục vụ trực tiếp với khách du lịch, cần được đảm bảo chế độ lương bổng và đãi ngộ tốt để khơi dậy tính tích cực và niềm tự hào về bản thân, về dân tộc. Các chính sách đãi ngộ phù hợp sẽ kích thích nhân lực du lịch hăng say và phát huy hết tiềm năng sáng tạo trong các hoạt động của họ.

Tuy Nhà nước không trực tiếp trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp du lịch, nhưng trên góc độ quản lý vĩ mô, không thể để cho tiền công tiền lương mặc sức biến động. Mà đặc biệt do tính thời vụ của du lịch, số lượng nhân lực du lịch không ổn định, khi hết mùa cao điểm các doanh nghiệp cắt giảm tiền lương, hay sa thải lao động. Nếu không quy định về lương bổng hay đãi ngộ thì dẫn đến một lượng lớn lao động thất nghiệp trong một thời gian, gây ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội. Để giảm thiểu những tiêu cực, đảm bảo lợi ích của người lao động, Nhà nước quản lý tiền lương bằng cách quy định mức lương tối thiểu trong từng thời kỳ trên cơ sở giá cả tư liệu sinh hoạt, quan hệ cung cầu sức lao động trên thị trường và khả năng phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quy định chế độ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động trong doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, trong nước hay nước ngoài, công bố thang bảng lương để doanh nghiệp có cơ sở tính lương và chế độ khác cho người lao động. Đối với ngành Du lịch, là sự tập hợp của nhiều ngành nghề, do đó hệ thống tiền lương, tiền thưởng được xây dựng trên cơ sở phân loại lao động theo ngành nghề, theo chuyên môn,

lao động giản đơn hay lao động phức tạp. Tuy nhiên, không xây dựng hệ thống lương bổng quá nhiều thang, bảng lương để tránh trùng lắp về số bậc lương, hệ số mức lương…

Ngoài yếu tố lương, Nhà nước cũng kết hợp hài hòa với các chính sách động viên tinh thần, như các chính sách riêng cho phụ nữ, quy định về độ tuổi, chính sách giới, tổ chức các cuộc thi nhằm tôn vinh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ, giờ giấc làm việc... các chính sách liên quan đến yếu tố tâm lý dân tộc, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, hỗ trợ cho các đối tượng xã hội, các vùng, các ngành cần thiết cho sự phát triển chung của kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)